Thành công của các chính sách tài khóa,ínhsáchtiềntệnớilỏnghỗtrợdoanhnghiệppháttriểlịch thi dau hom nay tiền tệ kéo dài sang năm 2024
Trong bối cảnh khó khăn, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác được thực hiện chủ động, linh hoạt, hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Theo ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, Việt Nam giữ mức tăng trưởng trên 5% là rất ấn tượng. Việt Nam là một trong số ít các nền kinh tế thể hiện sự chống chịu tốt trước các biến động của nền kinh tế toàn cầu. Đây là tín hiệu rất khả quan so với các nền kinh tế có độ mở lớn theo hướng xuất khẩu như Thái Lan, hay Malaysia.
|
Năm 2023, Chính phủ đẩy mạnh chính sách tài khóa như một số biện pháp chính bao gồm: kế hoạch đầu tư công năm 2023 trị giá 727 nghìn tỷ đồng, tăng 38% so với kế hoạch năm 2022, hoãn thuế và phí tối đa 6 tháng, giảm 36 loại phí trong nửa cuối năm 2023, giảm 2% thuế giá trị gia tăng (từ 10% xuống 8%) cho nhiều ngành trong nửa cuối năm 2023 - nửa đầu năm 2024, giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2024…
Đối với chính sách tiền tệ, đã ban hành hàng loạt chính sách về giãn, hoãn nợ, cơ cấu thời hạn trả nợ được ban hành. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh quy định cho phép ngân hàng thương mại mua lại trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực thanh khoản trên thị trường trái phiếu.
Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất điều hành trong năm 2023 với mức giảm từ 50-200 điểm cơ bản. Từ đó, các ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất huy động và cho vay xuống mức thấp nhất trong 20 năm…
Chính sách tài khóa và tiền tệ, cùng các chính sách vĩ mô khác đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 và dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2024.
Tuy nhiên, theo ông Frederic Neumann - Kinh tế trưởng Khối nghiên cứu kinh tế châu Á, Ngân hàng HSBC: “Chúng tôi kỳ vọng sẽ có sự cải thiện rõ ràng trong nhu cầu nội địa, phần lớn là nhờ sự can thiệp về chính sách, trong đó phải kể đến việc Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp. Chính sách tài khóa sẽ được tăng cường hơn nữa và chi tiêu vào cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP. Lạm phát dần ổn định sẽ giúp cho người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn. Đây chính là điểm khác biệt của HSBC, khi so sánh với những dự báo của các tổ chức quốc tế, bởi chúng tôi tin vào sự bền vững từ nhu cầu trong nước của Việt Nam. Đó là lý do chúng tôi dự báo, tăng trưởng của Viêt Nam năm 2024 sẽ đạt 6,3%”.
Đề xuất tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Trả lời phỏng vấn TBTCVN, một số đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế đã đề xuất, chính sách tiền tệ phải “tỏ rõ” vai trò hơn nữa, cùng với chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Thời gian qua, chính sách tài khóa đã thể hiện rõ là trụ cột cho phát triển, tuy nhiên, không thể trông chờ mãi vào việc giãn, giảm, gia hạn thuế, vì đây không phải là các giải pháp căn cơ, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới cân đối ngân sách.
Doanh nghiệp cần hỗ trợ về vốn và lãi suất để phục hồi. Ảnh: TL |
Như gói hỗ trợ lãi suất 2% đã chịu nhiều “kêu ca” khi không đi vào cuộc sống. Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng khẳng định, đây là chính sách mà Chính phủ, các bộ, ngành dành nhiều thời gian triển khai gói này.
Tuy nhiên, kết quả triển khai đạt thấp do tâm lý e ngại của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khó có thể đánh giá thế nào là “có khả năng phục hồi”. Trước tình hình đó, Chính phủ đã trình Quốc hội chuyển nguồn này, khoảng 24.000 tỷ đồng cho giảm thuế GTGT.
Năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5%, thể hiện quyết tâm rất lớn của Việt Nam trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục chậm lại.
Được biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành lãi suất phù hợp theo diễn biến thị trường và khuyến khích các tổ chức tín dụng tăng cường tiết giảm chi phí hoạt động; tiếp tục giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới.
Cùng với chính sách tiền tệ, theo ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, khuyến nghị Việt Nam cần tăng tốc hơn nữa tiêu dùng và đầu tư thông qua chính sách tài khóa. Việt Nam cần tiếp tục gia hạn thêm các chính sách tài khóa, đẩy nhanh tốc độ đầu tư cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư công, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn.
Theo TS. Phạm Minh Tú - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, năm 2024, Ngân hàng Nhà nước cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động thích ứng, kịp thời đưa ra các giải pháp điều hành nhằm hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng nền kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiểm soát lạm phát.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần điều hành nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với diễn biến thị trường, hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ. Điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ.
Gỡ các điều kiện tiếp cận tín dụng Để tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, theo TS. Phạm Minh Tú, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, duy trì ổn định lãi suất huy động, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, tập trung tháo gỡ các điều kiện tiếp cận tín dụng trên cơ sở hài hòa vừa đảm bảo an toàn vốn cho các tổ chức tín dụng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng tín dụng. Các chính sách phải tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. |