Tận tình,ộcsốngcộngđồmu vs real betis chu đáo
Đi cùng đoàn y, bác sĩ tình nguyện huyện Phú Riềng, chúng tôi về vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thôn Phú Thuận, xã Phú Riềng. Mới 7 giờ sáng, người dân đã tập trung đông tại nhà văn hóa thôn. Rất khẩn trương, khoa học, các y, bác sĩ chuyển đồ đạc, trang thiết bị khám, chữa bệnh vào sân nhà văn hóa đã được thôn dựng khung bạt sẵn. Sau đó, đoàn khám bệnh, tư vấn gần 300 lượt người nghèo và gia đình chính sách, đồng bào DTTS. Các bác sĩ hỏi cặn kẽ tiền sử bệnh của từng người, những biểu hiện bệnh gần đây để khám, chẩn đoán được chính xác. Trong đợt khám bệnh miễn phí này, các bác sĩ khám, tư vấn cách phòng, chữa bệnh; phát thuốc bổ, thuốc kháng sinh và tặng quà gồm đường, sữa, bánh cho người dân.
Những y, bác sĩ tình nguyện khám bệnh, tư vấn cho người nghèo
Ngồi chờ đến lượt lấy thuốc được các bác sĩ kê đơn, ông Điểu Yên (76 tuổi) ở thôn Phú Thuận bày tỏ: “Người già thường mắc nhiều bệnh nhưng do ở xa trung tâm xã nên tôi chẳng mấy khi đến bác sĩ thăm khám. Đau chỗ nào thì ra hiệu thuốc tây mua, không thì lấy cây rừng về nấu uống nên cũng chẳng biết mình bị bệnh gì. Cách đây mấy ngày, thôn thông báo có đoàn y, bác sĩ tới khám bệnh miễn phí nên tôi đến từ sớm đợi thăm khám. Đoàn đã khám bệnh, phát thuốc và tặng quà. Tôi cảm ơn các y, bác sĩ đã có tấm lòng với bà con nghèo nơi đây”.
Bà Thị Xê (57 tuổi) cũng ở thôn Phú Thuận được y, bác sĩ xét nghiệm máu, siêu âm... và chẩn đoán bị viêm đa khớp. Lúc đầu bà Xê rất lo lắng, sau được các bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc, điều trị và cách phòng, tránh bệnh nên đã yên tâm hơn. Bà Xê cho biết: “Tôi có thẻ bảo hiểm y tế nhưng ra xã khám bệnh thì xa lắm, khám tư lại tốn nhiều tiền. Nay được các bác sĩ của huyện đến khám, phát thuốc miễn phí và tặng quà nên tôi vui lắm”.
Thôn Phú Thuận có 207 hộ với 907 người, trong đó 197 hộ với 805 người là đồng bào DTTS; 60 hộ nghèo, cận nghèo. Anh Điểu Minh (1976), Trưởng thôn Phú Thuận cho biết: “Trong 60 hộ nghèo của thôn thì 59 hộ là đồng bào S’tiêng. Đời sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn nên cơ hội để được khám, chữa bệnh rất ít. Nhận thông báo của xã, chúng tôi đã rà soát danh sách để cấp phiếu khám bệnh và chuẩn bị cơ sở vật chất để đoàn về khám bệnh cho nhân dân. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều chương trình từ thiện cho người nghèo trong thôn”.
Mang yêu thương đến cộng đồng
Đội khám, chữa bệnh lưu động huyện Phú Riềng (thuộc Ban chỉ đạo khám, chữa bệnh nhân đạo huyện Phú Riềng) thành lập năm 2017 với trên 20 thành viên chính thức. Đội gồm các y, bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Quân dân y 16, Bệnh viện đa khoa cao su Phú Riềng, các y, bác sĩ về hưu trên địa bàn huyện... Ông Đỗ Văn Các, Đội phó Đội khám, chữa bệnh lưu động huyện Phú Riềng cho biết: “Xuất phát từ cái tâm của người thầy thuốc, chúng tôi không chỉ mong làm tốt việc chăm sóc sức khỏe người bệnh, mà cao hơn là chung tay góp sức hỗ trợ những bệnh nhân nghèo. Các thành viên tình nguyện coi đó là tinh thần, trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng. Đó có thể chỉ là những lời tư vấn, chỉ dẫn lựa chọn bệnh viện phù hợp, hoặc tặng những phần quà nhỏ nhằm chia sẻ khó khăn với họ”.
Trong hành trình khám, chữa bệnh, tư vấn cho bệnh nhân nghèo, Đội khám, chữa bệnh lưu động huyện Phú Riềng luôn về những vùng sâu, xa, vùng đồng bào DTTS - nơi mà người dân ít cơ hội tiếp cận y tế. Chị Quách Thị Hương Châu (1984), dược sĩ nhà thuốc Liên Châu, xã Bù Nho (Phú Riềng) chia sẻ: “Mỗi lần đến khám và chữa bệnh cho người dân, tôi hiểu thêm về nỗi khổ của những người dân không may bị bệnh, nhất là bà con ở vùng sâu, xa, đồng bào DTTS và cũng cảm nhận sâu sắc về tình cảm mà người dân địa phương dành cho đoàn. Khi tặng những món quà cho người nghèo, tôi thấy được niềm vui trong ánh mắt, nụ cười của họ. Đó cũng là hạnh phúc của đoàn”.
Từ khi thành lập đến nay, Đội khám, chữa bệnh lưu động huyện Phú Riềng đã thực hiện 7 chuyến khám, chữa bệnh và cấp thuốc cho hàng ngàn lượt người. Ông Vũ Đức Cảm, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện, Phó trưởng Ban chỉ đạo khám, chữa bệnh huyện Phú Riềng cho biết: “Đội khám, chữa bệnh lưu động huyện là nơi tập hợp những tấm lòng của chiến sĩ tình nguyện khoác áo blouse. Những chuyến khám, chữa bệnh lưu động sẽ góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước, giúp người nghèo vùng sâu, xa được tiếp cận dịch vụ y tế. Đây cũng là hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thiết thực, góp phần chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân nghèo, khó khăn trên địa bàn huyện”.
Vũ Nam