Việt Nam hướng tới vùng nguyên liệu cà phê xuất khẩu đạt chuẩn Xuất khẩu cà phê tăng cao,âydựngvùngnguyênliệucàphêhồtiêubềnvữlich bong da vn Việt Nam quyết xây dựng vùng cà phê đạt chuẩn |
Đối với các địa phương Tây Nguyên, hồ tiêu và cà phê là những cây trồng chủ lực với giá trị mang lại rất cao, giúp cải thiện đời sống cho bà con. Đây cũng là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước ta.
Cụ thể, theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu 50.967 tấn cà phê (tương đương 849.450 bao loại 60kg) trong tháng 9, giảm mạnh 39,8% so với tháng 8 và 47,2% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế xuất khẩu cà phê trong 9 tháng đầu năm nay ở mức 1,25 triệu tấn, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2022 và tổng giá trị xuất khẩu cao hơn 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá cà phê đang ở vùng cao nhất trong nhiều năm qua.
Hồ tiêu là cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên |
Với mặt hàng hồ tiêu, thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 9/2023 Việt Nam xuất khẩu được 16.630 tấn hồ tiêu các loại (trong đó, hồ tiêu đen đạt 14.832 tấn, hồ tiêu trắng đạt 1.798 tấn).
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 204.385 tấn hồ tiêu các loại, trong đó hồ tiêu đen đạt 183.475 tấn, hồ tiêu trắng đạt 20.910 tấn.
Tuy nhiên, giống như nhiều địa phương khác trên cả nước, cây cà phê và hồ tiêu Việt Nam còn đang phải đối diện với những nguy cơ như diện tích già cỗi. Bên cạnh đó, các thách thức từ biến đổi khí hậu cũng đe doạ đến việc canh tác, sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm này.
Nhằm góp phần sản xuất và xuất khẩu cà phê, hồ tiêu bền vững, thời gian qua, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên phối hợp với Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF) tại Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai tổ chức sơ kết Dự án “Nâng cao tính bền vững, năng suất và giá trị kinh tế của hệ thống canh tác và chuỗi giá trị của cà phê và hồ tiêu ở khu vực Tây Nguyên” năm 2023 (Dự án V-SCOPE).
Dự án V-SCOPE được triển khai từ tháng 2/2021 - 9/2024 tại 3 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, với sự tham gia của gần 300 nông hộ trồng cà phê và hồ tiêu. Dự án hướng tới nâng cao sinh kế cho các nông hộ nhỏ và cộng đồng nông thôn; hỗ trợ quản lý tài nguyên thiên nhiên và giúp sản xuất bền vững; thúc đẩy chuỗi giá trị thị trường thực phẩm nông nghiệp toàn diện thông qua hợp tác với khu vực tư nhân và nông dân.
Dự án có 4 hợp phần chính là cải thiện sức khỏe đất và kiểm soát sâu bệnh từ đất ở các trang trại cà phê và hồ tiêu cũng như trong vườn ươm; phương pháp canh tác bền vững và hệ thống trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, phù hợp với bối cảnh khác nhau; cải thiện chuỗi giá trị địa phương tăng cường đối thoại công tư quốc gia; cải thiện các sáng kiến cảnh quan nhiều bên liên quan và chiến lược mở rộng quy mô tăng cường đối thoại công tư ở địa phương.
Dự án cũng hướng tới các giải pháp nhằm giải quyết việc thoái hóa đất, lạm dụng hóa chất và nước; quản lý kém trong trồng xen và đa dạng hóa nông trại; chất lượng càphê Robusta kém và vấn đề an toàn thực phẩm, giá trị thấp, dễ ảnh hưởng bởi giá quốc tế, tính dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu…
Sau thời gian triển khai, dự án đã đạt nhiều kết quả tích cực. Từ tháng 7/2022 - 8/2023, dự án đã phát hiện những thay đổi quan trọng như mức tưới 400 lít/cây/vụ phù hợp với vườn cà phê độc canh; cây cà phê được trồng dưới bóng cây ăn quả có mức tiêu thụ nước thấp hơn 20% - 30% so với điều kiện độc canh; thiết kế các phương pháp thực hành hiệu quả và hệ thống canh tác tích hợp; cải thiện chuỗi giá trị và liên quan đến khía cạnh giới. Bên cạnh đó, dự án đã có các thử nghiệm về tưới tiêu có thể giúp vùng Tây Nguyên thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thời gian tới, Dự án tiếp tục triển khai các hợp phần hướng tới cải thiện sức khỏe đất và kiểm soát sâu bệnh từ đất ở các trang trại cà phê và hồ tiêu cũng như trong vườn ươm; Phương pháp canh tác bền vững và hệ thống trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, phù hợp với bối cảnh khác nhau; Cải thiện chuỗi giá trị địa phương tăng cường đối thoại công tư quốc gia; Cải thiện các sáng kiến cảnh quan nhiều bên và chiến lược mở rộng quy mô tăng cường đối thoại công tư ở địa phương.