设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kayserispor – istanbul bb】Mọi cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản, thu nhập 正文

【kayserispor – istanbul bb】Mọi cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản, thu nhập

来源:88Point 编辑:Cúp C1 时间:2025-01-09 11:54:21

LTN

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra.

Áp dụng Luật PCTN với công ty đại chúng,ọicánbộcôngchứcđềuphảikêkhaitàisảnthunhậkayserispor – istanbul bb tổ chức tín dụng

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (UBTP) Lê Thị Nga cho biết, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng; các tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ, thường xuyên huy động các khoản đóng góp của nhân dân để hoạt động từ thiện (bỏ quy định áp dụng đối với quỹ đầu tư).

Với nội dung này, UBTP tán thành với việc mở rộng phạm vi áp dụng của dự thảo Luật vì cho rằng, cần có sự kiểm soát chặt chẽ để tránh việc người có thẩm quyền lợi dụng chức vụ được giao hoặc thành lập DN "sân sau" để tham nhũng. Quy định này còn có tác động lớn đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, thúc đẩy hiệu quả PCTN trong khu vực nhà nước.

Dự thảo Luật quy định các tổ chức xã hội, công ty đại chúng, tổ chức tín dụng tự ban hành quy định về: Công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động; kiểm soát xung đột lợi ích và trách nhiệm của người đứng đầu; kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập. Đáng lưu ý, bên cạnh việc yêu cầu các tổ chức xã hội, DN ngoài nhà nước tự ban hành các quy định nêu trên, dự thảo Luật còn giao cho cơ quan thanh tra có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra (trong đó có thanh tra thường xuyên hoặc đột xuất theo quy định của Luật Thanh tra) việc thực hiện pháp luật về PCTN theo nội dung tại các điều 98, 99, 101 và 102 dự thảo Luật.

Tuy nhiên, UBTP cho rằng, quy định về thanh tra, kiểm tra đối với khu vực ngoài nhà nước cần được cân nhắc hết sức thận trọng để tránh những ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích khởi nghiệp. Với quy định hiện hành, DN cũng đã bị thanh tra rất nhiều. Hơn nữa, với các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng thì hiện nay pháp luật đã có các quy định rất chặt chẽ về công khai hoạt động, công bố thông tin, về thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

Thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập

Về nội dung thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập, Luật PCTN hiện hành quy định cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tài sản thu nhập là cơ quan quản lý cán bộ, công chức có nghĩa vụ kê khai tài sản.

Tại dự thảo Luật, phương án được Chính phủ lựa chọn là giao cho Thanh tra Chính phủ tiến hành kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Cơ quan thanh tra hoặc đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương (nơi không có cơ quan thanh tra), thanh tra cấp tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập đối với những người có nghĩa vụ kê khai khác công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình.

Tuy nhiên, phương án được đa số ý kiến trong UBTP tán thành là chỉ thực hiện như trên với với người có nghĩa vụ kê khai công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương. Còn đối với người có nghĩa vụ kê khai công tác tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thì giao cho cơ quan trung ương của các cơ quan, tổ chức này kiểm soát tài sản, thu nhập.

Đối với người có nghĩa vụ kê khai công tác tại Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ thì giao cho các cơ quan này kiểm soát. Đối với người có nghĩa vụ kê khai là đại biểu Quốc hội chuyên trách thì giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiểm soát.

Về đối tượng kê khai tài sản, thu nhập, dự thảo Luật sửa đổi theo hướng, bên cạnh các đối tượng kê khai theo Luật hiện hành, thì mở rộng đối với mọi cán bộ, công chức đều phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu.

Đa số ý kiến UBTP tán thành với quy định này và cho rằng trước mắt, để phù hợp với thực tế và khả thi, nhóm đối tượng cán bộ, công chức còn lại chỉ cần kiểm soát tài sản, thu nhập ở mức độ đơn giản hơn, với mục đích chủ yếu nhằm tạo cơ sở dữ liệu để so sánh, đối chiếu khi tài sản, thu nhập của họ có biến động từ 300 triệu đồng trở lên trong 1 năm hoặc khi có tố cáo, có dấu hiệu về việc kê khai không trung thực.

Đồng thời, so với luật hiện hành thì phương thức kê khai đã có sự thay đổi theo hướng thu hẹp đối tượng có nghĩa vụ kê khai hàng năm (chỉ bao gồm những người giữ các chức vụ cao hoặc làm việc ở những vị trí có nguy cơ tham nhũng cao), qua đó nhằm bảo đảm tập trung nguồn lực cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập, tăng cường ý thức tuân thủ của người kê khai, bảo đảm tính khả thi và góp phần khắc phục được tính hình thức của việc kiểm soát tài sản, thu nhập như thời gian qua.

Quy định này cũng là thể chế hóa quan điểm của Đảng được nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) là "tiến tới tất cả cán bộ, công chức là đảng viên đều phải kê khai tài sản".

H.Y

热门文章

0.3345s , 7219.28125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kayserispor – istanbul bb】Mọi cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản, thu nhập,88Point  

sitemap

Top