Nhiều kết quả đáng ghi nhận
Tại lễ kỷ niệm,Đểtàisảncôngluônlànguồnlựcchosựpháttriểnđấtnướtỷ số scotland Cục trưởng Trần Đức Thắng cho biết, trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Cục QLCS đã chủ trì trình cấp có thẩm quyền ban hành 2 đạo Luật, gần 40 Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trên 100 Thông tư, thông tư liên tịch quy định về tiêu chuẩn, định mức, phương thức quản lý, sử dụng của hầu hết các loại tài sản (TS) nhà nước. Bên cạnh đó, Cục QLCS cũng đã xây dựng, vận hành và sử dụng hiệu quả trang thông tin về TS nhà nước, cơ sở dữ liệu quốc gia về TS nhà nước với số lượng quản lý lên đến gần 800 ngàn TS, tổng giá trị 1,65 triệu tỷ đồng…
Các chính sách về quản lý, sử dụng, khai thác đất đai, TS nhà nước đã góp phần quan trọng trong việc tiết kiệm chi và đảm bảo một phần nguồn thu ổn định cho NSNN (chỉ riêng thu từ đất đai hàng năm bình quân chiếm khoảng 10% tổng thu nội địa).
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Nguyễn Hữu Chí cũng đánh giá cao các thành tích của Cục QLCS cũng như công tác quản lý công sản đã đạt được trong suốt 20 năm qua.
Thứ trưởng cho biết, 20 năm thành lập Cục QLCS trực thuộc Bộ Tài chính cũng là 20 năm hình thành hệ thống quản lý công sản tại các bộ, ngành, địa phương trên cả nước. Suốt chặng đường phát triển đó, hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng TS công đã được hình thành, bao quát quản lý hầu hết các loại TS công, từ TS trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức của nhà nước, các ban quản lý dự án, TS được xác lập quyền sở hữu nhà nước, TS kết cấu hạ tầng đường bộ, công trình nước sạch nông thôn đến chính sách tài chính đối với đất đai, tài nguyên.
|
Hơn thế nữa, công tác quản lý công sản đã có sự chuyển biến mạnh mẽ cả trên cấp độ vĩ mô của cả nước và cấp độ của từng đơn vị. Từ chỗ coi TS đơn thuần là phương tiện phục vụ bộ máy quản lý, công tác quản lý phân tán, thụ động, chưa gắn với công tác lập, chấp hành, quyết toán ngân sách; đến nay công tác này đã từng bước gắn chặt và tham gia một cách tích cực vào hoạt động điều hành vĩ mô của các cấp chính quyền.
TS công phải thực sự là nguồn lực
Để TS công thực sự là nguồn lực, là vốn liếng cho phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí đã đề nghị, trong thời gian tới, Cục QLCS cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan quản lý công sản của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế tham mưu trình Bộ Tài chính, Chính phủ, Quốc hội sớm ban hành Luật Tài sản công.
Việc ban hành Luật Tài sản công để cụ thể hóa chế định “Tài sản công” bằng cách đổi mới phương thức quản lý TS công theo hướng chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa. Việc mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, liên doanh, liên kết bằng TS công phải tuân theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch, đạt hiệu quả thiết thực và bền vững, tránh thất thoát TS công. TS công trong đơn vị sự nghiệp phải được tính thành vốn giao cho đơn vị quản lý, chịu trách nhiệm bảo toàn, phát triển, được khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả, tạo tiền đề cho các đơn vị nâng cao khả năng tự chủ tài chính, huy động các nguồn lực của xã hội cùng đầu tư, khai thác nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Đồng thời, đĐa dạng hóa các hình thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phương thức khai thác TS kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế.
Thay mặt toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Cục QLCS, Cục trưởng Trần Đức Thắng đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, đồng thời tri ân với những công lao, đóng góp của các thế hệ lãnh đạo- những người đã đặt những viên gạch đầu tiên và đang tiếp tục dìu dắt, chỉ đạo để xây dựng “ngôi nhà Cục QLCS” vững chắc ngày hôm nay.
“Tiếp nối truyền thống vẻ vang của Cục, tập thể cán bộ, công chức, viên chức Cục QLCS sẽ tiếp tục nỗ lực không ngừng, đoàn kết, nhất trí để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, với ước mơ biến TS công thành nguồn lực, góp phần cho sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới”, Cục trưởng Thắng nói.
Vân Hà