【bxh áo 2】Nâng tầm quản trị công ty đại chúng

时间:2025-01-12 17:52:41 来源:88Point

nang tam quan tri cong ty dai chung

Chất lượng quản trị DN tốt hơn sẽ đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh,ângtầmquảntrịcôngtyđạichúbxh áo 2 đảm bảo được quyền và lợi ích của các cổ đông. Ảnh: ST.

Quản trị - vấn đề sống còn của DN

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Nghị định số 71 hướng dẫn về quản trị công ty được nâng cấp trên cơ sở bộ khung Thông tư số 121/2012/TT-BTC (Thông tư 121) ngày 27/6/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản trị công ty đối với công ty đại chúng. Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Phạm Hồng Sơn cho biết, 10 năm qua, vấn đề quản trị DN đối với các DN niêm yết cũng như DN đại chúng đã có những bước tiến tương đối lớn. Hầu như những thông lệ quốc tế mà chúng ta lựa chọn áp dụng là những thông lệ tốt nhất. Trước khi Nghị định được ban hành, Thông tư 121 đã có hướng dẫn quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng, tuy nhiên, đến nay sau khi Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành và có hiệu lực với những điểm tương đối mới về quản trị công ty, do đó, Thông tư 121 đã không còn đủ điều kiện để áp dụng. Vì quản trị DN là vấn đề sống còn của DN để phát triển bền vững và bảo đảm lợi ích của các nhà đầu tư, nên việc ban hành Nghị định hướng dẫn về quản trị công ty là hoàn toàn phù hợp. Xuất phát từ cơ sở đó, Bộ Tài chính đã dự thảo trình Chính phủ ban hành Nghị định 71. Nghị định này là căn cứ quan trọng giúp DN nhận thức được việc thúc đẩy chất lượng quản trị công ty tốt hơn.

Về nội dung của Nghị định, bà Lê Thị Thu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, Nghị định gồm 8 Chương, 38 Điều quy định về cổ đông và Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, ngăn ngừa xung đột lợi ích, công bố thông tin, giám sát và xử lý vi phạm. Tại nghị định này, về phân loại điều kiện, tiêu chuẩn quản trị công ty, Bộ Tài chính xây dựng quy định về quản trị công ty theo 2 loại đối tượng là các công ty đại chúng chưa niêm yết và các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán. Trong đó, các công ty niêm yết phải đáp ứng một số tiêu chí cao hơn.

Một trong những quy định của Nghị định 71 được kế thừa từ Thông tư 121 là quy định về cơ cấu thành viên HĐQT công ty đại chúng niêm yết phải đảm bảo 1/3 tổng số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập HĐQT (tại khoản 5 Điều 13 Nghị định). Theo đó, công ty niêm yết dù hoạt động theo mô hình có Ban kiểm soát hoặc không có Ban Kiểm soát (theo quy định tại Điều 134 Luật DN) đều phải đảm bảo 1/3 số lượng thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập. Quy định này nhằm đảm bảo tính hoạt động độc lập của HĐQT công ty niêm yết, đáp ứng các tiêu chuẩn của DN niêm yết theo thông lệ quốc tế.

Chấm dứt việc “vừa đá bóng vừa thổi còi”

Về một số nội dung đáng chú ý cũng như một số điểm mới của Nghị định 71 đó là quy định về Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc (tại khoản 2 Điều 12 Nghị định) nhận được sự quan tâm của đông đảo DN, cổ đông. Trước đó, Thông tư số 121 quy định Chủ tịch HĐQT công ty đại chúng không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) công ty phê chuẩn tại ĐHĐCĐ thường niên. Tuy nhiên, việc quy định cứng Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc tại Nghị định 71 sẽ góp phần tách biệt chức năng giám sát và chức năng điều hành, tránh hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi” tại DN, nâng cao chất lượng quản trị công ty của DN. Ngoài ra, Nghị định đưa ra lộ trình áp dụng quy định này sau 3 năm kể từ ngày 1/8/2017 để DN có thời gian chuẩn bị triển khai áp dụng. Thông tin thêm về vấn đề này, bà Lê Thị Thu Hà cho hay, theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, hiện có gần 60% DN thực hiện không kiêm nhiệm hai chức danh này, có nghĩa là còn 40% DN vẫn thực hiện kiêm nhiệm chức danh. “Tôi cho rằng, việc quy định Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc là quy định tương đối tiến bộ của Nghị định 71. Do đó, chúng tôi đưa ra lộ trình để các DN có thời gian chuẩn bị, thực hiện quy định tách bạch chức danh, nhằm đảm bảo việc tách bạch chức năng giám sát và điều hành được thực hiện hiệu quả”, bà Lê Thị Thu Hà nói.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định một thành viên HĐQT của công ty đại chúng không được đồng thời làm thành viên HĐQT tại quá 5 công ty khác tại khoản 3 Điều 12 (lộ trình áp dụng quy định này kể từ ngày 1/8/2019). Được biết, tại Thông tư 121 của Bộ Tài chính, quy định này chỉ áp dụng với công ty niêm yết. Việc áp dụng quy định này cho cả công ty đại chúng tại Nghị định nhằm từng bước nâng cao chất lượng quản trị công ty, đảm bảo khả năng thực thi nhiệm vụ và tính bảo mật của DN của các công ty đại chúng. Theo đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, quy định này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế về quản trị công ty, đảm bảo hiệu quản hoạt động của thành viên HĐQT.

Liên quan đến việc công bố thông tin, Nghị định đã dành 1 chương về Báo cáo và Công bố thông tin bao gồm các quy định làm cơ sở để các công ty đại chúng thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Luật DN và quy định của pháp luật chứng khoán hiện hành. Ngoài ra, một số nội dung công bố thông tin chưa được quy định cụ thể tại Luật DN như lựa chọn mô hình tổ chức quản lý và hoạt động (theo quy định tại Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014), công khai thu nhập của Tổng giám đốc và việc tổ chức công bố thông tin của công ty đại chúng, đã được quy định rõ tại Chương IV Nghị định.

Chất lượng quản trị mới chỉ đạt mức khá

Theo ông Phạm Hồng Sơn, với quy mô thị trường chứng khoán đạt khoảng 54% GDP như hiện nay, với tổng số DN niêm yết cũng như DN đại chúng đạt trên 2.000 DN thì yêu cầu về quản trị công ty là yêu cầu rất quan trọng. Ông Sơn khẳng định, xét cho cùng, dù phát triển như thế nào thì cốt lõi của DN là vấn đề quản trị, bởi dù DN phát triển tốt nhưng nếu vấn đề quản trị DN không tốt thì DN cũng sẽ không phát triển bền vững. “Khi quy mô vốn của DN khoảng 10 tỷ đồng thì quản trị DN là vấn đề khác, nhưng khi quy mô vốn lên 100 tỷ đồng, 1.000 tỷ đồng nếu không có quản trị tốt sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của DN về sau này, đồng thời quản trị tốt là để đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, cổ đông nhỏ lẻ”, ông Phạm Hồng Sơn nhấn mạnh.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Trần Minh Giang, Phó Giám đốc Phòng Nghiên cứu Phát triển, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, sau 4 năm thực hiện đánh giá về chất lượng công bố và minh bạch thông tin cho thấy, về quản trị DN, chất lượng quản trị DN gia tăng, năm sau cao hơn năm trước, đồng thời chất lượng quản trị tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động của DN. Tuy nhiên có điểm đáng lưu ý, mặc dù số điểm gia tăng hàng năm nhưng chất lượng quản trị công ty chỉ đạt mức khá so với các nước trong khu vực. Các DN trên HNIndex chủ yếu tuân thủ quy định thay vì thực hiện theo thông lệ hay các công bố thông tin tự nguyện. Cụ thể, chỉ có 6 DN niêm yết công bố thông tin báo cáo tài chính có kiểm toán bằng tiếng Anh trên website và cũng chỉ có 6 DN công bố báo cáo phát triển bền vững riêng biệt.

Theo ông Trần Minh Giang, Phó Giám đốc Phòng Nghiên cứu Phát triển, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), hiện Việt Nam chưa có chương trình đánh giá về chất lượng quản trị công ty mang tính chất toàn diện. Xuất phát từ thực tế đó, bắt đầu từ năm 2017, HNX thực hiện nâng cấp đánh giá về chất lượng quản trị công ty. Về kỳ vọng trong tương lai với Nghị định 71, ông Giang cho hay: “Do thời gian có hiệu lực của nghị định (1/8/2017) lại sau chuỗi thời điểm đánh giá và thu thập thông tin của chúng tôi, cho nên trong ngắn hạn chương trình đánh giá sẽ không phản ánh hết được tất cả những thay đổi pháp lý trong Nghị định này. Trong thời gian tới HNX sẽ bổ sung thêm các nội dung đánh giá trong những năm sau”.

相关内容
推荐内容