Ảnh minh họa |
Là giáo viên tiểu học,ụhuynhkhôngkiểmsoátđượcviệcconemsửdụngmạngxãhộingaykhiởnhànhận định trận torino trong thời gian dịch bệnh vừa qua, thầy giáo Nguyễn Văn Dậu - giáo viên Trường Tiểu học Công nghệ giáo dục Hà Nội lắng nghe nhiều chia sẻ của các phụ huynh về việc con học online ở nhà. Trong đó, nhiều phụ huynh bày tỏ lo ngại về việc chưa thể kiểm soát được việc các con sử dụng Internet để phục vụ cả việc học tập và giải trí.
Thầy Dậu cho biết, nhiều gia đình có bố mẹ bận rộn công việc hoặc cho con ở với ông bà, trong khi ông bà không ‘thạo’ công nghệ bằng cháu, dẫn đến việc các con làm gì với chiếc máy tính, phụ huynh không hề hay biết.
‘Ở lớp mình dạy có trường hợp, sau khi học online xong, một số em kết bạn với học sinh lớp lớn hơn để nói chuyện, làm quen. Với học sinh lớp mình, các con mới chỉ dừng ở mức độ làm quen’.
Giống như chia sẻ của thầy Dậu, nhiều gia đình thực sự lo ngại và bày tỏ quan điểm với các thầy cô, mong tìm ra giải pháp khi không quản lý được con mình ngay cả khi các con chỉ ở trong nhà.
‘Đứng ở cương vị là giáo viên, tôi cũng có chia sẻ với các bố mẹ một số công cụ giúp trẻ sử dụng máy tính, Internet đạt hiệu quả, ví dụ như các ứng dụng Youtube Kids, hay cách bật chế độ hạn chế và kiểm soát lịch sử đã xem’, thầy Dậu chia sẻ.
Để tăng cường bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trong các hoạt động trên môi trường mạng, các cơ quan quản lý Nhà nước đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức xã hội trong nước để tìm kiếm giải pháp và lắng nghe ý kiến của các chuyên gia đối với vấn đề này.
Ngày 14/5, tại Cục An toàn thông tin đã diễn ra buổi làm việc phối hợp giữa Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) và Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội) để lắng nghe ý kiến góp ý của các chuyên gia từ các tổ chức quốc tế về việc xây dựng và triển khai các giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin nhận định, bảo vệ và hỗ trợ trẻ em không chỉ là vấn đề liên ngành của các cơ quan quản lý Nhà nước, mà còn cần sự vào cuộc của cả bộ máy chính trị và sự phối hợp của các tổ chức trong nước, quốc tế và toàn xã hội. Vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là mới và cần giải pháp về công nghệ để có thể thực hiện hiệu quả.
Tại buổi làm việc, đại diện của Microfoft Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm mong muốn có thể triển khai giải pháp Photo DNA tại Việt Nam nhằm hỗ trợ việc xác định và phát hiện sớm các hình ảnh, tài liệu liên quan tới xâm hại trẻ em trên mạng để các cơ quan kịp thời có hành động ngăn chặn, xử lý.
Buổi làm việc giữa các cơ quan chức năng và chuyên gia từ các tổ chức quốc tế về việc xây dựng và triển khai các giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. |
Hướng dẫn của Cục An toàn thông tin về quản lý truy cập Internet an toàn cho trẻ nhỏ Công cụ tìm kiếm Google Google.com là trang web để tìm kiếm mọi thứ mà mình muốn, trẻ nhỏ cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy, để công cụ tìm kiếm này trở nên an toàn hơn với trẻ bạn chỉ cần kích hoạt Bộ lọc tìm kiếm an toàn của công cụ này. Khi được bật, tính năng Tìm kiếm an toàn giúp bạn lọc nội dung không phù hợp trong các kết quả tìm kiếm của Google đối với tất cả các nội dung tìm kiếm hình ảnh, video và trang web. Mặc dù không chính xác 100% nhưng tính năng Tìm kiếm an toàn có thể giúp bạn chặn các kết quả không phù hợp (ví dụ như nội dung khiêu dâm) khỏi trang kết quả tìm kiếm trên Google. Tính năng Tìm kiếm an toàn chỉ hoạt động trên các kết quả tìm kiếm của Google. Tính năng này sẽ không chặn người dùng mạng của bạn tìm nội dung không phù hợp thông qua các công cụ tìm kiếm khác hoặc bằng cách truy cập trực tiếp vào các trang web có nội dung không phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các thao tác tương tự trên thiết bị di động chạy hệ điều hành Android và iOS thông qua một số trình duyệt có sẵn trên máy. Youtube Hiện nay hàng loạt những trang tin đã cảnh báo về việc nội dung độc hại, không lành mạnh đang ngày càng được phát tán rộng rãi, công khai trên YouTube. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em, trẻ vị thành niên hay cả người lớn nếu tiếp xúc phải những nội dung không lành mạnh này. Nhằm hạn chế nội dung độc hại, YouTube cũng có một số chức năng có sẵn như sau: 1. Bật chế độ hạn chế Bật chế độ hạn chế là cách đơn giản nhất, cũng như là cách mà bạn có thể làm ngay mà không cần phải cài thêm bất kì ứng dụng nào khác. Chế độ hạn chế sẽ kiểm soát nội dung hiển thị trên YouTube, chế độ này sẽ thực hiện lọc bớt những nội dung bị cho là bạo lực, quá phản cảm hoặc không phù hợp với một số độ tuổi. 2. Sử dụng ứng dụng YouTube Kids YouTube Kids là một ứng dụng xem video đặc biệt trên YouTube của Google. Nó được tạo ra để đảo bảo trẻ em khi xem video trên YouTube sẽ chỉ được xem những nội dung an toàn. Ngoài ra thì chúng ta có thể hẹn giờ, đặt mật khẩu cho YouTube Kids để tiện hơn trong việc quản lý thời gian dùng ứng dụng của con hay cháu của bạn. 3. Kiểm soát lịch sử đã xem trên YouTube YouTube sẽ dựa trên những nội dung mà bạn đã xem để đưa ra gợi ý video mới cho bạn, vậy nên nếu muốn tránh việc gặp phải những nội dung độc hại, bạn nên kiểm tra xem lịch sử đã xem của mình gồm những gì và xóa chúng đi nếu cảm thấy cần thiết. Để xóa, bạn chỉ cần truy cập vào Lịch sử và nhấn vào dấu X ở góc bên phải của mỗi video. |
75% trẻ em Việt Nam không biết thông tin này khi sử dụng mạng xã hội
Gần 75% thanh thiếu niên Việt Nam tham gia khảo sát không biết về các đường dây nóng hay bất cứ dịch vụ hỗ trợ nào khác nếu đối mặt với bắt nạt hoặc bạo lực trên mạng.