【số liệu thống kê về western united gặp melbourne victory】Giảm gánh nặng cho bệnh nhân ung thư
(CMO) Trước đây, với các bệnh nhân ung thư vào giai đoạn cần xạ trị ở Cà Mau đều phải tìm đến các bệnh viện ở thành phố lớn như Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh mới có thể thực hiện phương pháp điều trị này. Ðầu tháng 7/2022, Bệnh viện Ða khoa Cà Mau được đầu tư và chuyển giao kỹ thuật xạ trị dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia từ Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. Với sự đầu tư kỹ thuật mới, chuyên sâu, không chỉ giúp bệnh nhân ung thư được điều trị tại địa phương, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian mà còn góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của ngành y tế tỉnh.
Bác sĩ Phan Văn Tam, Phó trưởng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Ða khoa Cà Mau, là người giám sát trực tiếp phương pháp điều trị này, đánh giá: “Ðây là phương pháp xạ trị hiện đại, được lắp đặt đồng bộ với máy chụp CT mô phỏng, có hệ thống định vị chính xác vị trí, kích thước và toạ độ của khối u, cũng như các tổn thương trên cơ thể. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu nhất để điều trị cho bệnh nhân. Theo ước tính, có khoảng 60% bệnh nhân ung thư cần phải xạ trị trong suốt diễn tiến tự nhiên của bệnh. Do đó, việc đầu tư và chuyển giao kỹ thuật mới này sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân tại địa phương”.
Ðây là kỹ thuật điều trị nằm trong Ðề án Bệnh viện vệ tinh của tỉnh Cà Mau và là hệ thống xạ trị gia tốc tuyến tính thứ hai ở ÐBSCL được đưa vào hoạt động. Với địa bàn còn khó khăn như tỉnh Cà Mau, hệ thống cơ sở y tế còn hạn hẹp thì việc tiếp cận, đầu tư và ứng dụng kỹ thuật mới này sẽ là bước tiến quan trọng đối với ngành y tế tỉnh nhà.
Ðội ngũ y, bác sĩ chuẩn bị xạ trị cho bệnh nhân. |
“Có thể nói, hiện nay bệnh ung thư xuất hiện khá nhiều, nhu cầu điều trị xạ trị đối với bệnh nhân ung thư khá lớn. Trong khi đó, chi phí đi lại, điều kiện ăn, ở của bệnh nhân và người thân khi đến các thành phố lớn điều trị bệnh rất cao. Nhiều gia đình hoàn cảnh khó khăn, không có đủ điều kiện để đi điều trị ở tuyến trên. Nên khi bệnh viện tỉnh tiếp nhận thành công kỹ thuật điều trị ung thư phức tạp này sẽ mang lại rất lớn lợi ích, niềm vui cho những bệnh nhân không may mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này”, Bác sĩ Phan Văn Tam nhận định.
Vận hành hệ thống từ đầu tháng 7/2022, đến nay Khoa Ung bướu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh đã tiếp nhận điều trị cho 22 bệnh nhân được các bác sĩ chỉ định xạ trị và có 5 ca đang trong thời gian chuẩn bị.
Bệnh nhân V.V.Ð, sinh năm 1955, ở huyện Cái Nước, phát hiện ung thư trực tràng từ tháng 10/2022. Bệnh nhân Ð chia sẻ: “Hoàn cảnh khó khăn nên không có điều kiện đi tuyến trên. Sau khi thăm khám, được bác sĩ ở Khoa Ung bướu, Bệnh viện Ða khoa Cà Mau tư vấn kỹ, tôi chọn điều trị ở đây để đỡ chi phí vì sử dụng được bảo hiểm y tế, thêm nữa tại bệnh viện đã có hệ thống xạ trị nên tôi mừng lắm. Liệu trình bác sĩ đưa ra cho tôi tới 26 lần, tôi đi được 4 lần rồi. Quá trình xạ trị cũng không gây cảm giác khó chịu gì”.
Không chỉ tiếp nhận xạ trị cho bệnh nhân ung thư trong tỉnh, Bệnh viện Ða khoa Cà Mau còn tiếp nhận những bệnh nhân từ tỉnh khác đến điều trị. Bệnh nhân N.H.H, sinh năm 1959, ở tỉnh Kiên Giang, phát hiện ung thư vú tháng 11/2011. Bà H đi điều trị ở Cần Thơ thì được giới thiệu về xạ trị ở Cà Mau sẽ rút ngắn thời gian chờ, nên bà H và người thân tin tưởng về Cà Mau để xạ trị. Qua 2 lần xạ trị tại đây, bà H thấy cơ thể đáp ứng tốt, gia đình cũng an tâm điều trị.
Ðể vận hành được hệ thống này không hề đơn giản. Trước đó, đội ngũ bác sĩ, kỹ sư và kỹ thuật viên (trình độ đại học và sau đại học) của Khoa Ung bướu Bệnh viện Ða khoa Cà Mau được đào tạo chuyên sâu 2 năm về xạ trị tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. Hiện tại, Khoa Ung bướu Bệnh viện Ða khoa Cà Mau đã có một ê-kíp hoàn chỉnh với 1 bác sĩ, 2 kỹ sư và 2 kỹ thuật viên.
Ê-kíp theo dõi quá trình xạ trị của bệnh nhân trong phòng máy. |
Nhân viên kỹ thuật Tạ Trường Khánh cho biết: “Trước khi tham gia vào ê-kíp này, tôi học tập rất nhiều kiến thức vận hành hệ thống từ các chuyên gia. Bởi, khi đưa những tia xạ vào người bệnh nhân rất quan trọng, mọi khâu tính toán đều phải thực hiện kỹ lưỡng. Cả khi bước vào thực tiễn điều trị tại bệnh viện cũng vậy, trước khi thực hiện luôn có các chuyên gia Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh theo dõi sát sao, kiểm tra chặt chẽ. Mọi thao tác, liều lượng đều được thể hiện và lưu lại trên máy, đảm bảo đúng liệu trình cũng như đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho người bệnh”.
Nói về chuyên môn, Bác sĩ Phan Văn Tam cho biết, việc điều trị của bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào loại ung thư, vị trí và kích thước của khối u, sức khoẻ của bệnh nhân và các phương pháp kết hợp điều trị ung thư khác. Một số người chỉ cần điều trị 1 lần, trong khi những người khác cần xạ trị 5 ngày/tuần trong vài tuần. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ không bị phóng xạ, tức là sẽ an toàn khi tiếp xúc với những người khác, kể cả phụ nữ mang thai và trẻ em, khi đang điều trị và sau khi kết thúc điều trị.
Tuy nhiên, Bác sĩ Tam lưu ý, vẫn có một số tác dụng phụ khác nhau và tuỳ thuộc vào vùng nào trên cơ thể đang được điều trị, như mệt mỏi, da khô, đỏ hoặc ngứa, ăn mất ngon, vấn đề về tiêu hoá, ho hoặc khó thở… Nhưng hầu hết các tác dụng phụ có thể được kiểm soát và sẽ dần biến mất sau khi quá trình điều trị kết thúc.
Sau khi kết thúc điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được khám sức khoẻ và có thể chụp CT scanner hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra xem ung thư có đáp ứng với điều trị hay không. Hiệu quả của xạ trị có thể thấy ngay sau khi kết thúc quá trình xạ trị hoặc phải đợi một thời gian sau.
Những kết quả bước đầu mang lại từ hệ thống xạ trị gia tốc tuyến tính ở Bệnh viện Ða khoa Cà Mau sẽ là tín hiệu tích cực cho những bệnh nhân ung thư cần đến phương pháp này, cũng như nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân của ngành y tế tỉnh nhà./.
Phi Long
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/694c798858.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。