88Point88Point

【diễn biến chính liverpool gặp nottingham forest】Học sinh chưa đủ tuổi, điều khiển mô tô đến trường: Cần sự nghiêm khắc từ bậc phụ huynh

 Học sinh đi học bằng mô tô và người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm

Không ít người cho rằng, nếu như phụ huynh quan tâm và cương quyết không để con em mình sử dụng xe mô tô đến trường thì sẽ không dẫn đến những sai phạm của các em học sinh. Phụ huynh chính là người trực tiếp uốn nắn, tạo thói quen, nâng cao ý thức của con em mình khi tham gia giao thông.

Luật GTĐB quy định, người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3; người đủ 18 tuổi trở lên mới được lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên. Người lái xe tham gia giao thông phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển...

Như vậy, học sinh dù ở cấp học nào, nhưng chưa đủ 18 tuổi thì không được phép lái mô tô có dung tích xi lanh trên 50cm3. Nếu cha mẹ, chủ phương tiện giao xe cho người chưa đủ điều kiện lái xe, thì hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Không ít gia đình cha mẹ biết con chưa đủ tuổi điều khiển xe máy trên 50cm3, nhưng vẫn giao xe cho con…

Chỉ chiếc xe mô tô, ông Trần Văn Đ, trú tại phường Phú Thượng (TP. Huế) nói: “Đây là chiếc xe mà đứa con đầu của tôi đã học xong đại học vào TP. Hồ Chí Minh làm việc để lại ở nhà. Nay, đứa con út vào lớp 10, gia đình đưa chiếc xe này cho nó đi học. Mấy ngày ni biết lực lượng công an làm căng việc học sinh điều khiển xe mô tô đến trường trái quy định, gia đình tôi mới biết mình giao xe cho con là sai”.

Trong câu chuyện, không ít người cho rằng, đừng vì sự tiện lợi của mình, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh gia đình mà người lớn mua xe và giao xe cho con mình, khi các con chưa đáp ứng được quy định của pháp luật về tham gia giao thông. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con mình, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người khác.

Trung tá Nguyễn Hoàng Vũ, Đội trưởng Đội CSGT – Trật tự Công an TP. Huế cho biết, trong những tình huống xấu, nếu không may học sinh gây ra tai nạn chết người thì, phụ huynh có thể bị khởi tố hình sự theo Điều 264 Bộ luật Hình sự về tội "giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ". Ngoài ra, phụ huynh đó còn phải bồi thường trách nhiệm về dân sự cho nạn nhân.

Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy, có không ít trường hợp phụ huynh biết sai luật, nhưng vẫn cố tình để con em mình sử dụng mô tô đến trường. “Giờ mà mua một chiếc xe máy cho cháu đi học cũng mất mười mấy triệu đồng. Thôi kệ, ngang mô tính nấy, được ngày mô hay ngày nấy”, chị Nguyễn Thị H, trú tại xã Phú Dương (TP. Huế) chia sẻ.

Hiện nay, Công an TP. Huế đã và đang mở đợt cao điểm ra quân tăng cường xử lý học sinh vi phạm Luật GTĐB. Trong đó, tập trung vào các lỗi chưa đủ độ tuổi điều khiển xe có dung tích xi lanh 50cm3 trở lên; không đội mũ bảo hiểm và chở quá người quy định...

Điều đáng nói, phụ huynh biết rõ các em chưa đủ độ tuổi, nhưng vẫn giao xe cho các em điều khiển. Bên cạnh lỗi chưa đủ độ tuổi điều khiển mô tô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên, nhiều em vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định có nguy cơ gây ra các vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng.

Đầu năm học mới, Công an TP. Huế và công an các đơn vị, địa phương đã phối hợp với các trường học tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho các em học sinh. Nhà trường cũng nghiêm cấm các em học sinh sử dụng mô tô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên đến trường.

Tuy nhiên, tình trạng học sinh vi phạm Luật GTĐB vẫn diễn ra. Nhiều em trốn tránh bằng cách gửi xe bên ngoài hoặc cất giấu xe ở các con hẻm trước khi vào trường.

Tình trạng học sinh bậc THCS, THPT đi học bằng phương tiện xe máy điện, xe máy, mô tô không đội mũ bảo hiểm, đi dàn hàng ngang, chạy quá tốc độ, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, kéo đẩy xe khác, điều khiển phương tiện khi chưa có giấy phép lái xe… liên tục xảy ra.

Thời gian tới, ngoài tuyên truyền, cam kết, lực lượng công an toàn tỉnh xử lý nghiêm các hành vi học sinh cố tình vi phạm Luật GTĐB theo quy định của pháp luật. Mỗi gia đình cần trao đổi để bố trí lịch làm việc, phương tiện đi lại để cho con đến trường phù hợp. Những nơi thuận tiện trong việc đi lại bằng xe buýt, học sinh có thể đi xe buýt, hoặc xe đưa đón của trường học.

11 tháng của năm 2023, lực lượng nghiệp vụ công an toàn tỉnh đã phát hiện, xử phạt gần 800 trường hợp thanh, thiếu niên, học sinh vi phạm Luật GTĐB; tạm giữ 700 phương tiện mô tô. Điều đáng nói, không ít em học sinh mặc dù đã bị lực lượng chức năng lập biên bản xử lý, nhưng vẫn tiếp tục vi phạm.
赞(81969)
未经允许不得转载:>88Point » 【diễn biến chính liverpool gặp nottingham forest】Học sinh chưa đủ tuổi, điều khiển mô tô đến trường: Cần sự nghiêm khắc từ bậc phụ huynh