【tỷ số macao】Kết thúc đàm phán các FTA và TPP: Bộ Công Thương có vai trò rất lớn
作者:Cúp C2 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:13:25 评论数:
Bộ trưởng thương mại 12 nước tham gia đàm phán TPP |
2015 được coi là năm “bội thu” của Việt Nam trong đàm phán,ếtthúcđàmpháncácFTAvàTPPBộCôngThươngcóvaitròrấtlớtỷ số macao ký kết FTA đa và song phương, đặc biệt đã kết thúc đàm phán TPP. Ở cấp độ vĩ mô, ông đánh giá cơ hội và thách thức từ các hiệp định này như thế nào?
Tổng thể, người dân và cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam và các nước đều ủng hộ việc tham gia FTA nói chung và TPP nói riêng. Khi chính thức có hiệu lực, những hiệp định này sẽ đem lại lợi ích chung cho các nước thành viên thông qua việc xóa bỏ hàng rào thuế quan, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư; gắn kết các chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông Nguyễn Sỹ Cương- Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội |
Với Việt Nam, tham gia FTA và TPP sẽ giúp chúng ta nắm bắt, tận dụng tốt hơn cơ hội do quá trình tái cấu trúc cục diện quốc tế và khu vực, cũng như xu thế hội nhập kinh tế đem lại. Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội; triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương nói riêng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.TPP là hiệp định đa phương theo cơ chế mở, không chỉ mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ mà còn cả lĩnh vực phi thương mại khác với tiêu chuẩn cao và nội dung chưa từng được đề cập trong các thỏa thuận tự do thương mại trước đó. Do đó, trong quá trình thực thi, các nước sẽ gặp phải khó khăn, thách thức khác nhau.
Tuy nhiên, do nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam được đánh giá sẽ gặp nhiều thách thức trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.
Thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt việc kết thúc đàm phán TPP, có đóng góp không nhỏ của Bộ Công Thương. Là Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, ông có thể làm rõ nội dung này?
Ngày 5/10/2015 tại thành phố Atlanta, Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng. Sau quá trình đàm phán liên tục, 12 nước thành viên đã cùng nhau tháo gỡ 3 nút thắt chính còn lại trên con đường dẫn tới thỏa thuận lịch sử này, bao gồm vấn đề về dỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với một số mặt hàng; mở cửa thị trường cho các sản phẩm và thời gian giữ bảo hộ độc quyền đối với sản phẩm sinh dược thế hệ mới.
Một phiên đàm phán TPP |
Trước đó, Việt Nam đã hoàn thành đàm phán và ký kết 4 FTA khác trong năm 2015. Đây là những FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao. Dù một số hiệp định mới kết thúc đàm phán hoặc vừa ký kết, chưa được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn nhưng thành công trong quá trình đàm phán được Đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước đánh giá rất cao.
Trong tiến trình đó, Bộ Công Thương, với vai trò là cơ quan được giao chủ trì- đã nỗ lực với tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng và Nhà nước, đóng góp rất to lớn trong việc đàm phán gia nhập không chỉ TPP mà tất cả các FTA đã được đàm phán, ký kết thời gian qua. Tuy nhiên, để khai thác lợi thế, hạn chế rủi ro từ các FTA và TPP, chắc chắn Chính phủ, các bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương sẽ còn nhiều việc phải làm.
Để chủ động nắm bắt cơ hội, giảm thiểu thách thức, rủi ro khi hội nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và hỗ trợ cộng đồng DN, theo ông, đâu là thế mạnh cần phát huy và yếu điểm cần khắc phục?
Bên cạnh thuận lợi, việc thực hiện sâu rộng cam kết trong khuôn khổ các FTA, đặc biệt là TPP sẽ đặt ra thách thức không nhỏ. Sức ép về mở cửa thị trường rất lớn, trong khi khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam còn yếu, khả năng quản lý hạn chế. Do đó, nếu không có sự chuẩn bị tốt, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ có thể sẽ gặp khó khăn.
Do đó, DN Việt Nam cần làm ngay các việc sau đây: Một là, DN có tài sản sở hữu trí tuệ hoàn tất việc đăng ký để được bảo hộ trong toàn khối TPP; các tập đoàn, DN mang tính địa phương phải có chỉ dẫn địa lý. Hai là, DN phải nhanh chóng đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh. Cuối cùng, DN phải chuẩn bị nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Không thể có sản phẩm, dịch vụ tốt nếu không có nguồn nhân lực tốt.
Trân trọng cảm ơn ông!