您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【bảng xếp hạng bóng đá qatar】Hà Nội: Có nên xây dựng nhà ga C9 qua hồ Hoàn Kiếm? 正文
时间:2025-01-25 04:24:17 来源:网络整理 编辑:Cúp C2
Dự án tuyến ĐSĐT số 2, trong đó có vị trí ga ngầm C9 đã được nghiên tới 15 năm với hơn 10 lần điều c bảng xếp hạng bóng đá qatar
Vẫn nhiều ý kiến trái chiều
Về việc xây dựng nhà ga C9, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, kích thước, quy mô thân ga quá lớn so với diện tích mặt bằng khu vực và vị trí thân ga, cửa lên xuống được bố trí xung quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm không hợp lý, do khu vực này vốn đã có mật độ giao thông lớn, với lưu lượng tăng thêm khoảng 6700 người/ngày do ga ngầm tạo ra, tiềm ẩn nguy cơ gây tắc nghẽn giao thông và phát sinh các vấn đề an ninh, xã hội khác...
Ngoài ra, quá trình thi công dự kiến kéo dài hàng năm (chưa tính đến phát sinh chậm tiến độ) sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông và đời sống của người dân khu vực Trung tâm. Chưa kể, khi tiến hành xây dựng nhà ga, nguy cơ về sự cố sụt lún, thay đổi cấu trúc địa chất, thủy hệ... chưa được tham vấn cơ quan chuyên ngành trong khi Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm và chuyên gia.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, chuyên gia về giao thông TP và cầu hầm Nguyễn Đình Chiển cho rằng, thực tế hiện nay không còn phương án nào tốt hơn để đặt vị trí nhà ga C9 và đường ống tàu điện ngầm khu vực Hồ Hoàn Kiếm.
"Hơn nữa, ga C9 còn liên quan trực tiếp đến hướng tuyến và hai ga liền kề: C8 (đặt tại vườn hoa Hàng Đậu); C10 (đặt tại đường Hàng Bài). Không quyết được C9 thì C8, C10 và cả tuyến sẽ tiếp tục phải dậm chân tại chỗ chờ đợi. “Phương án hiện tại theo tôi là khả thi nhất, tiết kiệm và an toàn cho cụm di tích Hồ Hoàn Kiếm nhất”, ông Chiển đánh giá.
Về phía người dân, nhiều ý kiến vẫn băn khoăn cho rằng, di tích hồ Hoàn Kiếm là địa linh, hồn cốt văn hóa của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Việc xây dựng những công trình ảnh hưởng đến di sản đô thị sẽ rất khó để khắc phục nếu xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Anh Trần Bảo Trung, người dân sống ở khu vực Tràng Thi cho rằng, phát triển giao thông- đô thị là điều cần thiết của đô thị văn minh, nhưng song song với đó cũng cần bảo tồn những di sản đô thị lâu đời, phát huy văn hóa truyền thống, không nên vì sự phát triển kinh tế xã hội mà đẩy rủi ro cho phát triển văn hóa.
Còn ông Đào Văn Vinh, Hàng Da, Hoàn Kiếm, Hà Nội cho rằng, việc phát triển đô thị là điều rất cần. Tuy nhiên, với nhịp sống đô thị ở Hà Nội thì cũng rất cần một không gian tĩnh lặng để người dân tận hưởng cuộc sống, và không nơi nào thích hợp hơn khu vực hồ Gươm- trái tim của thủ đô. Việc xây dựng nhà ga tại đây có thể dẫn tới những áp lực mới về giao thông, làm khu vực này trở nên ồn ào và náo nhiệt hơn. Điều đó chưa thực sự hợp lý.
Cân nhắc kỹ càng
Trước nhiều ý kiến của các chuyên gia, theo ông Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cơ quan này đã có báo cáo gửi Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong đó thống nhất quan điểm, việc triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến ĐSĐT số 2 với các ga ngầm là cần thiết nhưng phải tuân thủ pháp luật về di sản văn hoá, bảo đảm hài hòa với bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn, Đền Bà Kiệu cả trước mắt và lâu dài.
“Đề nghị UBND TP. Hà Nội đánh giá đầy đủ, thuyết minh kỹ hơn tác động của Dự án đối với di sản, cảnh quan, môi trường, xã hội và các phương án thi công; phòng ngừa sụt lún, thay đổi cấu trúc địa lý, thủy hệ; đồng thời tiếp thu đầy đủ ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan hữu quan, chỉnh lý, hoàn thiện Dự án, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến trước khi triển khai thực hiện", ông Thắng nêu.
Về phía UBND TP. Hà Nội, ông Lê Trung Hiếu, Phó trưởng Ban Quản lý ĐSĐT Hà Nội khẳng định, phương án mặt bằng ga C9 và hướng tuyến hầm ĐSĐT đi qua khu vực Hồ Hoàn Kiếm phần lớn là công trình ngầm nằm trong khu vực bảo vệ II, hoàn toàn nằm ngoài và không xâm phạm khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn, tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, bảo tồn văn hiến của Thủ Đô.
Về lo ngại việc xây dựng đường sắt ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, theo ông Hiếu, qua phân tích ước tính sơ bộ số lượng, tỷ lệ hành khách và số liệu thực tế thu thập phiếu ý kiến đóng góp trong quá trình trưng bày, giới thiệu lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9, lượng khách du lịch, tham quan khu vực hồ Hoàn Kiếm sử dụng ĐSĐT chiếm khoảng 50% tổng lượng hành khách hàng ngày và tỷ lệ này sẽ tăng lên vào các dịp nghỉ lễ và cuối tuần trong khi nhu cầu hành khách đi vào khu vực không thay đổi.
Lượng hành khách sử dụng đường sắt đô thị sẽ làm giảm phương tiện cá nhân đi vào khu vực Hồ Hoàn Kiếm, qua đó giảm ách tắc, sự cố, tai nạn giao thông..., giảm nhu cầu về bãi đỗ xe, giảm ô nhiễm môi trường, cải thiện cảnh quan khu vực...
“Việc bố trí các cửa lên xuống của ga C9 cũng có tác dụng phân loại, phân luồng hành khách như các hành khách là dân cư, nhân viên công sở, khách mua bán... sẽ sử dụng các cửa lên xuống số 1, 2 và 4 vì rất gần các khu vực dân cư, thương mại, cơ quan lân cận; khách tham quan hồ Hoàn Kiếm và cụm di tích sẽ sử dụng chủ yếu là cửa lên xuống số 3”, ông Hiếu nêu.
Dự án tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 2 của TP. Hà Nội đã được Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội và các cơ quan liên quan nghiên cứu nhiều phương án vị trí ga và hướng tuyến đường sắt đô thị số 2 đi qua khu vực trung tâm. Trong đó, phương án 1 tuyến cắt qua khu vực gần trung tâm thành phố dọc Hàng Giầy, Đồng Xuân, Hàng Đường, Hàng ngang hàng Đào qua các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bài… Phương án 2, tuyến ĐSĐT này sẽ dọc theo đường Trần Nhật Duật, Nguyễn Hữu Huân, Lý Thái Tổ, Ngô Quyền và Lê Văn Hưu, sau đó kéo dài về phía Nam theo hướng phố Huế đến Đại cồ Việt. Phương án 1 đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt và vị trí ga C9 được bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng và phần dưới vườn hoa Hồ Hoàn Kiếm, phía trước Tổng công ty Điện lực Hà Nội. |
Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ2025-01-25 04:09
Bé 7 tuổi cấp cứu sau ăn xôi trứng kiến2025-01-25 04:05
Vì sao Covid2025-01-25 03:59
Q&A: Uống nước cam có giảm cân không? 5 cách pha nước cam để da đẹp, dáng thon2025-01-25 03:48
Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 52025-01-25 03:14
Hàng chục con giòi ký sinh trong tai khiến người đàn ông đau tai dữ dội2025-01-25 03:02
Phát hiện mắc lupus ban đỏ từ dấu hiệu tóc rụng nhiều2025-01-25 02:51
Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 22025-01-25 02:41
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga2025-01-25 02:20
Vụ cây đổ ở TP.HCM: Thai phụ tạm thời qua cơn nguy kịch2025-01-25 02:02
Nhận định, soi kèo Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1: Thất vọng cửa trên2025-01-25 04:07
Báo chí cách mạng Việt Nam: Vững vàng vượt qua thách thức, xung kích, dấn thân trên tuyến đầu2025-01-25 03:43
4 phương pháp giúp kéo dài tuổi thọ của Vua Càn Long2025-01-25 03:35
Đi khám vì khó thở, người đàn ông phát hiện mắc 2 loại ung thư2025-01-25 03:10
Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an2025-01-25 03:05
Kế hoạch điều trị Covid2025-01-25 02:41
Vì sao Covid2025-01-25 02:37
Cụ ông 90 tuổi chia sẻ thói quen buổi sáng giúp sống lâu, sống khỏe2025-01-25 02:15
Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới2025-01-25 02:07
TPHCM: Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt2025-01-25 02:06