您现在的位置是:World Cup >>正文
【kết quả siêu cúp tây ban nha】Ông bố nhiều năm tha thiết đề nghị "dẹp" hội phụ huynh
World Cup767人已围观
简介Ông bố nhiều năm tha thiết đề nghị "dẹp" hội phụ huynhHoài NamThứ bảy, 30/09/2023 - 09:09 ...
Ông bố nhiều năm tha thiết đề nghị "dẹp" hội phụ huynh
Hoài Nam(Dân trí) - Nhiều năm sau lần công khai lên tiếng, đến nay anh Võ Quốc Bình, phụ huynh ở TPHCM vẫn thiết tha mong dẹp bỏ hội phụ huynh.
Những ngày qua, dư luận bức xúc quanh vấn đề lạm thu dịp đầu năm học. Trong đó nhiều khoản tiền nhà trường mượn danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh (BĐD CMHS, thường gọi là hội phụ huynh) để thu trên tinh thần tự nguyện. Nổi cộm nhất phải kể đến sự việc quỹ phụ huynh 310 triệu đồng tại lớp Một 2, Trường tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Trước hiện tượng này, nhiều ý kiến độc giả Dân trícho rằng nên giải tán BĐD CMHS - vấn đề đã được nhắc đến nhiều năm qua.
Hoạt động không đúng chức năng, nên giải tán
Năm 2017, khi con đang học tại Trường tiểu học Hòa Bình, quận 1, TPHCM anh Võ Quốc Bình đã công khai lên tiếng về việc nên giải tán hội phụ huynh.
Khi đó, BĐD CMHS lớp con anh đề xuất đóng tiền lát sàn gỗ cho lớp, anh Bình ghi thẳng vào đơn lấy ý kiến là không đồng ý, kèm đánh giá: "Hội phụ huynh học sinh chứ không phải hội phụ thu học sinh hay hội họa sỹ. Tiền cơ sở vật chất hàng năm đâu?".
Theo anh Bình, nhiệm vụ của BĐD CMHS là quan tâm, chăm lo cho vấn đề của học sinh, kết nối cùng nhau để phối hợp với trường trong quản lý, giáo dục con em. Vậy nhưng trên thực tế, hội này biến tướng hoạt động thành "hội phụ thu" để thực hiện việc mà anh Bình cho là "BOT học đường".
Thời điểm đó, anh Võ Quốc Bình gửi đơn lên Văn phòng Chính phủ kiến nghị giải tán Ban đại diện Cha mẹ học sinh. Anh cũng trực tiếp nhắn tin nêu lên đề xuất này đến hàng loạt lãnh đạo, các nhà quản lý giáo dục.
Hiện con học cấp 2, anh Bình cho biết anh vẫn mong muốn "dẹp" BĐD CMHS, bởi: "Ban này hoạt động nhưng thực chất không quan tâm đến những vấn đề thiết thực của học sinh. Chức năng chính không làm, chỉ tập trung vào việc "đẻ" ra các khoản quyên góp, chỉ lo phụ thu thì không cần thiết phải tồn tại".
Theo ông bố này, chỉ nên giữ hội phụ huynh khi làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình là chăm lo cho con em, lên tiếng về các vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến con em như an toàn thực phẩm, an toàn trường học, bạo lực học đường...
Khi phát hiện sai phạm của trường, BĐD CMHS nên đại điện cho toàn thể phụ huynh lên tiếng góp phần chấn chỉnh chứ không phải đại diện cho trường như hiện nay.
Anh Võ Quốc Bình thẳng thắn góp ý, trường cần sửa cái gì, muốn phụ huynh đóng góp cái gì thì trực tiếp vận động với phụ huynh, có văn bản rõ ràng, minh bạch. Khi đó, anh sẽ xem xét đóng góp theo khả năng. Còn "mượn" BĐD CMHS đứng ra kêu gọi này nọ là anh nói thẳng "không".
Đồng tình với quan điểm này, chị Đậu Hồng Hạnh, có hai con học ở TPHCM cho rằng, BĐD CMHS hiện nay là "cánh tay nối dài" của trường, họp hành, hoạt động quanh năm toàn chỉ bàn chuyện... thu tiền.
Theo chị Hạnh, nhiều trường "núp bóng" qua hội phụ huynh để triển khai nhiều khoản thu không đúng quy định bằng hai chữ "tự nguyện", rồi chính những người trong BĐD cũng thường chủ động đề xuất ra nhiều khoản để làm "mát lòng" nhà trường.
Cả hai đầu như vậy gây áp lực rất lớn với phụ huynh khi con đi học trong môi trường công lập, chưa kể giáo viên đứng giữa cũng mang tiếng.
Ban đại diện có phải "cánh tay nối dài" cho trường?
Suốt thời gian con đi học phổ thông, luật sư, công chứng viên Nguyễn Thị Cúc đều làm Trưởng BĐD CMHS và cả Chủ tịch hội phụ huynh trường.
Công chứng viên này cho hay, khi làm công việc ở hội phụ huynh, những người trong hội xác định rõ cơ sở vật chất trường lớp là do trường lớp, hỗ trợ giáo viên cũng không thể có vì giáo viên đã có lương Nhà nước lo.
Họ chỉ đưa ra đề nghị một số phụ huynh có điều kiện đóng góp một số tiền nhỏ để tặng quà học sinh khi các em có thành tích tốt trong học tập, rèn luyện.
Khi chiếc bàn chiếc ghế hay chiếc quạt bị hư mà trường chưa kịp sửa thì nhờ phụ huynh nào đó có khả năng làm giúp. Hay trong thời gian học, nếu biết được học sinh nào có hoàn cảnh khó khăn thì sẽ vận động phụ huynh cùng giúp đỡ, hỗ trợ.
Chị Nguyễn Thu Cúc cho hay, học sinh chưa đủ 18 tuổi, phải có BĐD CMHS, thông qua đó gia đình đồng hành với trẻ và chịu chung trách nhiệm cùng các em về mọi hành vi. Đặc biệt hiện nay, vấn đề của học sinh rất phức tạp, bạo lực học đường gia tăng, sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường càng cần thiết.
Chị Nguyễn Thị Cúc nhấn mạnh, BĐD CMHS lập ra là để kết hợp với nhà trường theo dõi tình hình của học sinh, kịp thời giáo dục, uốn nắn các em khi cần thiết, hỗ trợ những em rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo bằng sự tự nguyện... Chứ không phải lập hội phụ huynh để nhăm nhe chuyện thu tiền.
Trước thực tế BĐD CMHS hoạt động chưa đúng nhiệm vụ, thậm chí trở thành "cánh tay nối dài" của trường, bà Cúc nói: "Người trưởng ban phải thật sự bản lĩnh".
Hiệu trưởng một trường THPT ở TPHCM cho biết, gọi BĐD CMHS là "cánh tay nối dài" của trường là sự ác cảm tồn tại lâu nay trong dư luận. Khi gọi như vậy, theo ông cần phải xác định mục đích của việc họ làm là làm lợi cho ai? Việc đó có làm lợi cho học sinh không hay cho cá nhân nào, cho ông hiệu trưởng hay cho trưởng ban đại diện?
"Những người làm trong BĐD CMHS, họ là những người "ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng". Họ mất thời gian, họ mất công sức, mất tiền của nhưng họ vẫn làm vì trước nhất vì lợi ích của ai?", ông nói.
Theo vị hiệu trưởng, để tránh những điều tiếng không đáng có, các hoạt động của nhà trường và BĐD CMHS cần được thông tin một cách rõ ràng, minh bạch, tạo được sự đồng thuận. Với các khoản đóng góp phải thật sự trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc, hay cào bằng.
Tags:
相关文章
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
World CupĐây là thông tin được Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết tại cuộc họp báo c ...
阅读更多Cục Thuế TP.HCM: Truy thu và phạt 554 tỷ đồng từ kiểm tra, thanh tra
World CupGiao dịch tại Cục Thuế TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Huế Trong đó, Cục Thuế TP.HCM đã thực hiện Kiểm tra tại ...
阅读更多'Hương vị tình thân' tập 98: ông Sinh trao hồi môn cho Nam giữa nghĩa địa
World CupTrong Hương vị tình thân tập 97, ông Sinh (Võ Hoài Nam) nhìn thấy Tấn (Hồ Phong) và bà Sa (Thu Hạnh) ...
阅读更多
热门文章
- Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- Nestlé Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu sữa chua sánh quyện Nestlé ACTI
- Khả năng VN
- Cuộc sống viên mãn ở Đức của Mai Hồ với chồng doanh nhân kém 4 tuổi
- Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- Thủy Tiên: Không có lấy một bạn thân trong showbiz, áp lực ra sao mà phải bật khóc?khóc?
最新文章
-
Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
-
VinFast gia hạn chính sách “trước bạ 0 đồng” cho khách mua xe Lux A2.0 và Lux SA2.0
-
Bộ Y tế tăng cường giám sát dịch tễ, ngăn biến chủng mới Omicron
-
Triệu Vy xuất hiện sau khi bị phong sát
-
Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
-
Hà Nội: Đổi xe máy cũ lấy xe mới nhằm cải thiện chất lượng môi trường
友情链接
- Bánh tét nghĩa tình
- Cán bộ cần nắm vững từng dự án để tuyên truyền người dân hiểu và đồng thuận
- Làm đẹp cho đời
- F0 được đi làm trên tinh thần tự nguyện
- Trợ cấp cho 35 trẻ mồ côi do dịch Covid – 19 tại Cà Mau
- Đặc biệt quan tâm đến học sinh khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh
- Trẻ dưới 6 tuổi ở Đồng Phú, Hớn Quản sẽ được can thiệp sớm khuyết tật
- Tân Lợi phát huy hiệu quả “Ngân hàng bò”
- Một góc nhìn từ đại dịch
- Đẩy mạnh chi trả dịch vụ an sinh xã hội không dùng tiền mặt