【keo nha cai.】Thương mại điện tử: Sẽ ra sao sau những cuộc đua “đốt tiền"?

时间:2025-01-10 02:03:50 来源:88Point
thuong mai dien tu se ra sao sau nhung cuoc dua dot tien
Nhiều sàn thương mại điện tử đã phải đóng cửa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ảnh: ST
thuong mai dien tu se ra sao sau nhung cuoc dua dot tienXây dựng chính sách quản lý kích thích phát triển thương mại điện tử qua biên giới
thuong mai dien tu se ra sao sau nhung cuoc dua dot tienHàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử khai báo mã H11
thuong mai dien tu se ra sao sau nhung cuoc dua dot tienGiải pháp chống lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
thuong mai dien tu se ra sao sau nhung cuoc dua dot tienMột số web của Amazon có thể bị Mỹ đưa vào danh sách buôn bán hàng giả

Kẻ ở - người đi

2019 là một năm với rất nhiều biến động của thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Bắt đầu với sự xuất hiện của Voso.vn mang tham vọng trở thành số 1 Việt Nam, đến các thương vụ gọi vốn thành công của Sendo, Tiki, Lozi, và kết thúc bằng việc đóng cửa bất ngờ của Lotte.vn và Adayroi do công ty chủ quản thay đổi định hướng kinh doanh. Sang đầu năm 2020, thị trường lại tiếp tục chứng kiến một sự ra đi nữa là sàn thương mại chuyên bán hàng hiệu Leflair sau 4 năm kinh doanh tại Việt Nam. Nguyên nhân được Leflair đưa ra là do áp lực về nguồn vốn hữu hạn và yêu cầu cắt giảm chi phí vận hành.

Theo nghiên cứu của Công ty So sánh và tìm kiếm iPrice Group, đơn vị thực hiện dự án Bản đồ thương mại điện tử, các năm qua, mặc dù liên tục nhận được các khoản đầu tư khủng và phá nhiều kỷ lục về lượng người sử dụng, các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn chưa bao giờ đạt lợi nhuận dương. Trong năm 2018, tổng mức lỗ của bốn công ty Lazada Việt Nam, Tiki, Shopee Việt Nam và Sendo lên đến 5.000 tỷ đồng. Theo nghiên cứu này, các công ty phải chịu lỗ là điều dễ hiểu trong bối cảnh cần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về mua hàng trực tuyến.

Lấy ví dụ từ trang thương mại điện tử Leflair sẽ thấy được “cuộc chiến” khốc liệt của thị trường này. Theo đó, Leflair được sáng lập bởi hai doanh nhân trẻ người Pháp từ năm 2015, áp dụng mô hình kinh doanh trực tuyến và flash-sales (bán hàng giảm giá theo đợt) đã khá thành công tại nhiều quốc gia. Trong khoảng thời gian hoạt động, trang thương mại này đã gọi được tổng vốn lên tới 12 triệu USD, website Leflair mỗi tháng có khoảng 1,6 triệu lượt truy cập… nhưng Leflair vẫn phải rời bỏ thị trường.

Đối với những người ở lại, cuộc chạy đua vẫn đang rất khốc liệt và đầy rủi ro. Ngành thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn rất non trẻ nên các doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều vào quảng cáo, hạ tầng kho bãi, nguồn nhân lực… nhằm định vị tên tuổi của mình trên thị trường. Như tại Shopee, Tiki, dù đã tham gia thị trường Việt Nam từ vài năm trước nhưng các DN này vẫn đang chi rất mạnh tay cho các chiến lược quảng bá, xây dựng thương hiệu như đẩy mạnh quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đầu tư vào các sản phẩm âm nhạc nổi tiếng...

Phải chuyển hướng

Tuy nhiên, cuộc đua “đốt tiền” những năm qua đã khiến lĩnh vực đầu tư về thương mại điện tử có sự chuyển biến, các công ty này sẽ dần chuyển sang theo đuổi các mục tiêu lợi nhuận cụ thể thay vì chỉ chạy đua về lượng người dùng như trước.

Ông Trần Hải Linh, Tổng giám đốc Sendo cho biết, mục tiêu của các sàn thương mại điện tử là chuyển dịch hành vi của khách hàng sang mua sắm trực tuyến cũng như xây dựng hạ tầng cho thương mại điện tử như chuyển phát, thanh toán... Phần đầu tư này cần được kéo dài trong nhiều năm và sẽ thu lại lợi ích trong khoảng 5-10 năm tiếp theo nên giai đoạn đầu các sàn thương mại điện tử thường chưa có lãi. Tuy nhiên, Sendo không lựa chọn đưa ra dịch vụ giải pháp tốn kém, đắt tiền, chất lượng quá cao, mà tập trung vào giá cả phù hợp với lượng hàng hóa, độ phủ hàng hóa đủ rộng để mang lại sự lựa chọn cho khách hàng.

Theo báo cáo của Google - Temasek, thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 đạt 5 tỷ USD, tăng 81% so với 4 năm trước, và được mong đợi đạt 23 tỷ USD trong năm 2025. Vì thế, rủi ro có nhưng cơ hội để phát triển cũng nhiều. Sự rút lui của một số trang thương mại điện tử có thể sẽ mở ra cơ hội nhiều hơn cho các trang khác. Sau khi Adayroi đóng cửa, Tiki nằm trong nhóm 4 trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam đến thời điểm này, cùng với Lazada, Shopee và Sendo.

Bên cạnh đó, theo chuyên gia của iPrice, một yếu tố tạo điều kiện cho sự thành công của các DN khởi nghiệp lĩnh vực thương mại điện tử là nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng của người dân Việt Nam. Năm 2019, Công ty này nghiên cứu thấy rằng, lượng truy cập vào các website thương mại điện tử của Việt Nam hiện đã cao gấp đôi so với Thái Lan và gấp bốn lần so với Malaysia. Khi nhu cầu mua sắm trực tuyến lên cao, người tiêu dùng cũng sẽ có những đòi hỏi cụ thể hơn về chất lượng dịch vụ và chủng loại hàng hóa.

Ngoài ra, nhiều trang thương mại điện tử tầm nhỏ và vừa đã “trỗi dậy” bằng sự năng động trong đổi mới dịch vụ. Đáng chú ý như Lozi với việc công bố đã nhận khoản đầu tư lên đến hàng chục triệu USD hồi tháng 10/2019, giúp Lozi sở hữu hẳn một hệ thống giao vận riêng dưới thương hiệu LoShip, mang lại lợi thế trong cuộc đua giao hàng nhanh. Hay tại Tiki, đại diện DN này cho biết chiến lược là sẽ mở rộng ngành kinh doanh nhưng vẫn duy trì chất lượng hàng hoá và tốc độ giao hàng…

推荐内容