【macao du doan】Sẽ có thêm đợt nới “room” tín dụng vào quý 4
Tín dụng bứt phá trong quý 4?roommacao du doan | |
Nhiều ngân hàng được thêm "room" tín dụng: Tăng dư địa cấp vốn |
Chi phí dự phòng có thể tăng nhanh trong quý 4/2020. Ảnh: Internet |
SSI đánh giá triển vọng chung của ngành ngân hàng tốt hơn so với ước tính trước đây do ít bị ảnh hưởng từ đợt bùng phát thứ 2 của dịch Covid-19. Theo đó, SSI điều chỉnh tăng ước tính lợi nhuận trước thuế cho 13 ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu lên mức 110,7 nghìn tỷ đồng trong năm 2020 (tăng gần 3% so với năm 2019) và 129,3 nghìn tỷ đồng trong năm 2021 (tăng 17% so với năm 2020).
Các chuyên gia của SSI ước tính lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng thương mại Nhà nước sẽ giảm 6,2% trong năm 2020, và sau đó phục hồi 21,8% trong năm 2021. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ tăng trưởng 9,3% trong năm 2020 và tăng 13,7% trong năm 2021.
Việc trích lập dự phòng sẽ là yếu tố tác động lớn nhất đến ước tính lợi nhuận của SSI đối với các ngân hàng và rủi ro tín dụng sẽ vẫn tồn tại trong năm 2021 trở đi. Những rủi ro có thể kéo giảm lợi nhuận của các ngân hàng bao gồm tỷ lệ nợ xấu mới hình thành cao hơn ước tính, nền kinh tế phục hồi chậm hơn ước tính và dịch Covid-19 bùng phát trở lại.
Thống kế của SSI tại 13 ngân hàng cho thấy, mặc dù chi phí dự phòng trong quý 3/2020 tăng 18% so với quý 2/2020, phần lớn trong số đó được sử dụng cho mục đích xóa nợ, nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng lên 1,77% từ mức 1,68% của quý 2/2020. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu chỉ nhích nhẹ lên 90,6% tại thời điểm cuối quý 3/2020, từ mức 90% hồi quý 2/2020.
Về kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng 2020, lợi nhuận trước thuế của 13 ngân hàng mà SSI nghiên cứu đạt 86,2 nghìn tỷ đồng (tăng 11% so với cùng kỳ). Mặc dù tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với mức tăng 26,9% của cùng kỳ năm 2019, hoạt động của ngành vẫn vượt trội so với các ngành khác. Ngân hàng thương mại cổ phần là động lực chính của lợi nhuận trước thuế trong quý 3/2020. Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng tư nhân tăng 18,6% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận trước thuế của các NHTMNN chỉ tăng 0,9% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, thu nhập ngoài lãi trong quý 3/2020 của 13 ngân hàng đạt tới 19,2 nghìn tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ năm trước), chiếm tỷ trọng 23,3% trong tổng thu nhập hoạt động. Điều này được thúc đẩy chủ yếu bởi thu nhập phí ròng của các ngân hàng tư nhân (tăng gần 52% so với cùng kỳ) và lãi kinh doanh ngoại hối trong các ngân hàng quốc doanh (tăng 18% so với cùng kỳ).