Bảo lãnh dự án bất động sản là một nội dung mới của Luật kinh doanh bất động sản (có hiệu lực từ 01/7/2015),ảolãnhBĐSbănkhoănchờhướngdẫtỷ số bồ đào nha Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 07/2015/TT-NHNN để hướng dẫn, nhưng vẫn có một số điểm người mua nhà, chủ đầu tư băn khoăn cần làm rõ. Theo Luật sư Trần Thái Bình, Công ty Luật LNT & Partners, quy định bắt buộc đối với bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, được cơ quan chức năng đưa ra với mục tiêu để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà tốt hơn. Theo đó, Điều 56 của Luật này quy định chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết và bên mua, bên thuê mua có yêu cầu thì bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng theo hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở và hợp đồng bảo lãnh đã ký kết. Ngày 25/6/2015, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 07/2015/TT-NHNN hướng dẫn cụ thể quy định này. Theo đó, ngân hàng đứng ra bảo lãnh thực hiện theo hình thức sẽ cung cấp một khoản tín dụng cho chủ đầu tư. Khi chủ đầu tư không thực hiện dự án đúng theo cam kết, thì ngân hàng bảo lãnh sẽ thực hiện hoàn trả tiền cho người mua nhà theo như yêu cầu. Chủ đầu tư xem như nhận nợ với ngân hàng và có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo danh sách các ngân hàng thương mại có chức năng và năng lực để cung cấp bảo lãnh trong kinh doanh bất động sản. Tính đến ngày 12/8/2015, có 33 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước công bố đủ điều kiện và năng lực bảo lãnh trong kinh doanh bất động sản. Trước đó, nhiều doanh nghiệp và ngân hàng, nhờ mối quan hệ đối tác tin cậy, đã ký kết hợp đồng nguyên tắc về việc bảo lãnh. Luật kinh doanh bất động sản đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có Nghị định, thông tư hướng dẫn nào khác, ngoài Thông tư 07/2015/TT-NHNN. Theo Luật sư Trần Thái Bình, điều này dẫn đến nhiều băn khoăn với khách hàng và chủ đầu tư khi thực hiện. Thứ nhất, ngân hàng sẽ hoàn lại tiền mua nhà có bao gồm nghĩa vụ thanh toán tiền phạt của chủ đầu tư theo hợp đồng mua bán nhà (nếu có thỏa thuận)? Thứ 2, theo Thông tư nói trên, cam kết bảo lãnh có hiệu lực đến thời điểm ít nhất 30 ngày kể từ ngày bàn giao nhà theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Vậy trường hợp chủ đầu tư chậm bàn giao nhà, nhưng người mua nhà vẫn chờ đợi (hoặc không biết) dẫn đến quá 30 ngày kể từ ngày dự kiến bàn giao, thì người mua nhà xem như mất quyền đòi bảo lãnh. Theo ý kiến chung của nhiều người mua nhà, thì thời hạn 30 ngày là quá ngắn. Thứ 3, để được bảo lãnh có hiệu lực, chủ đầu tư phải cung cấp thông tin chứng minh nhà ở đủ điều kiện được giao dịch, ngân hàng thương mại tuân thủ đúng các nguyên tắc bảo lãnh. Vậy, trong trường hợp bảo lãnh bị vô hiệu vì lý do từ chủ đầu tư, hay ngân hàng, thì người mua nhà bị thiệt hại do không đòi được bảo lãnh, ai sẽ là bên phải chịu trách nhiệm cho người mua nhà đây? Thứ 4, đa phần chủ đầu tư chỉ đủ tài chính để thực hiện chuyển nhượng đất dự án và thực hiện xong phần móng để bán. Phần còn lại huy động vốn từ việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền thu tiền từ người mua nhà để thực hiện việc xây dựng. Việc bảo lãnh, thực chất là vay tiếp để phòng trường hợp phải trả tiền cho người mua nhà thì có ngân hàng đứng ra trả thay. Để được bảo lãnh, phải thế chấp dự án. Nếu chủ đầu tư chỉ có một tài sản là dự án thì làm sao thế chấp 2 lần? Dẫn đến, chủ đầu tư sẽ khó khăn hơn trong việc xoay xở tài chính để thực hiện dự án. Do vậy, cần có thêm hướng dẫn cụ thể để chủ đầu tư và ngân hàng thương mại có thể phối hợp nhằm đáp ứng yêu cầu cấp vốn cho dự án đúng tiến độ, nhưng lại vừa bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh. Quốc Tuấn Vì sao nhiều ngân hàng chưa được bảo lãnh dự án bất động sản? |