【tỷ lệ kèo nha cai】Cục Kiểm tra sau thông quan: Chủ công đấu tranh chống gian lận xuất xứ
作者:La liga 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:20:30 评论数:
Cục Kiểm tra sau thông quan tăng thu ngân sách 62% | |
Kiểm soát được các nhóm hàng xuất khẩu sang Mỹ có kim ngạch đột biến | |
Phát hiện lô hàng xe đạp xuất khẩu giả mạo xuất xứ Việt Nam |
Toàn bộ linh kiện của một chiếc xe đạp được nhập khẩu từ Trung Quốc, doanh nghiệp chỉ đưa về Việt Nam lắp ráp lại hòng đội lốt hàng Made in Vietnam. Vụ việc này do Cục Kiểm tra sau thông quan và Cục Hải quan Bình Dương phát hiện. Ảnh: Cục KTSTQ |
Bắt đầu từ kế hoạch đấu tranh
Từ tháng 10/2019, Cục Kiểm tra sau thông quan đã chủ động nghiên cứu và thành lập Tổ công tác đặc biệt, trực tiếp do Cục trưởng đơn vị làm tổ trưởng để tập trung nghiên cứu, kiểm tra làm rõ những nghi vấn, gian lận giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp. Nhiệm vụ của Tổ công tác là nghiên cứu các quy định về xuất xứ và các điều kiện tiêu chuẩn xác định hàng hóa xuất xứ Việt Nam, nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu của một số doanh nghiệp để từ đó xác định những rủi ro về gian lận, giả mạo xuất xứ, lấy xuất xứ của Việt Nam để xuất khẩu, những phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ.
Đấu tranh với hành vi vi phạm về xuất xứ là vấn đề không phải đơn giản, bởi các hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam liên tục gia tăng, với nhiều hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi với 2 nhóm hành vi: Nhóm hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ trong nước; nhóm hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu. Trước thực tế đó, Cục Kiểm tra sau thông quan đã đồng bộ tổ chức triển khai các giải pháp cụ thể.
Cụ thể, đã tổ chức nghiên cứu đầy đủ các quy định trong nước về xuất xứ và các điều kiện tiêu chuẩn xác định hành hóa xuất xứ Việt Nam, cũng như các FTA mà Việt Nam đã cam kết, từ đó xác định các rủi ro về xuất xứ doanh nghiệp có thể lợi dụng. Tiến hành rà soát, phân tích thông tin các mặt hàng xuất khẩu có rủi ro về xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Từ đó lập danh sách các doanh nghiệp có rủi ro về gian lận, giả mạo xuất xứ trong phạm vi toàn quốc để tiến hành kiểm tra.
Từ xác định những dấu hiệu rủi ro, Cục Kiểm tra sau thông quan đã xây dựng các nội dung cần kiểm tra rõ ràng, từ đó tập huấn, hướng dẫn kịp thời kỹ năng về kiểm tra xuất xứ hàng hóa cho các đoàn kiểm tra để quá trình kiểm tra được thực hiện nhanh chóng, không làm ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, qua cuộc kiểm tra, đơn vị đều đánh giá rút kinh nghiệp, tổng hợp các tình huống, nội dung phát sinh mới, các khó khăn, vướng mắc để kịp thời tìm biện pháp thực hiện. Đơn vị đã kịp thời phối hợp, trao đổi thông tin nghiệp vụ với các đơn vị trong và ngoài ngành để đấu tranh với hành vi gian lận xuất xứ, đồng thời kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật còn kẽ hở.
Toàn bộ linh kiện của một chiếc xe đạp được nhập khẩu từ Trung Quốc, doanh nghiệp chỉ đưa về Việt Nam lắp ráp lại hòng đội lốt hàng Made in Vietnam. Vụ việc này do Cục Kiểm tra sau thông quan và Cục Hải quan Bình Dương phát hiện. Ảnh: Cục KTSTQ |
Kịp thời ngăn chặn gian lận
Những nỗ lực của Cục Kiểm tra sau thông quan nói riêng và toàn ngành Hải quan đã gặt hái được những thành tích bước đầu. Cụ thể, toàn Ngành đã kiểm tra, điều tra, xác minh 76 vụ việc và phát hiện 24 vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng hóa. Cơ quan Hải quan đã tịch thu 3.590 xe đạp nguyên chiếc, hơn 4.000 bộ linh kiện xe đạp và hơn 12.000 bộ linh kiện lắp ráp tủ bếp là tang vật vi phạm. Ngoài ra, cơ quan Hải quan đã truy thu nộp ngân sách 33 tỷ đồng (bao gồm số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính và trị giá tang vật vi phạm bị tịch thu).
Trong đó, qua công tác kiểm tra sau thông quan đối với nhóm mặt hàng xe đạp, xe đạp điện phát hiện 4 doanh nghiệp vi phạm xuất xứ Việt Nam; đối với nhóm mặt hàng pin năng lượng mặt trời đã phát hiện 5 doanh nghiệp vi phạm; với nhóm mặt hàng gỗ, đồ gỗ nội thất từ gỗ cũng đã phát hiện 12 doanh nghiệp vi phạm.
Kết quả bước đầu của đợt cao điểm đấu tranh chống gian lận xuất xứ của ngành Hải quan đã khá rõ. Cơ quan Hải quan kịp thời ngăn chặn tình trạng lợi dụng các FTA mà Việt Nam ký kết với các nước, đặc biệt là Mỹ, để thực hiện hành vi vi phạm xuất xứ hàng hóa Việt Nam, làm ảnh hưởng đến các cam kết của nước ta với các nước. Trong đó, đã kiểm soát được các nhóm hàng xuất khẩu sang Mỹ có kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến như: xe đạp, pin năng lượng mặt trời, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ và nhiều mặt hàng khác. Sự mạnh tay trong chống gian lận xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa đã có tính răn đe, ngăn chặn đối với các doanh nghiệp có ý đồ gian lận và được phía Mỹ rất quan tâm, thể hiện sự nghiêm túc, quyết tâm của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan trong công tác chống gian lận xuất xứ.
Từ những kết quả đạt được, Cục Kiểm tra sau thông quan đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để công tác kiểm tra sau thông quan trong chống gian lận xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa đạt hiệu quả. Trong đó, một trong những yếu tố quan trọng là phải xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy đủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xuất xứ hàng hóa để phục vụ việc phân tích, đánh giá rủi ro. Bên cạnh đó tổ chức nghiên cứu, đánh giá xác định rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, các mặt hàng có rủi ro về xuất xứ. Xây dựng kế hoạch, phương pháp, tổ chức thu thập thông tin, rà soát, phân tích thông tin, thực hiện hoạt động điều tra cơ bản; tăng cường trao đổi, phối hợp với các đơn vị chức năng; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đặc biệt là các quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa…