当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【soi kèo trận tottenham】Kiểm toán giúp tăng hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước

kiem toan giup tang hieu qua su dung ngan sach nha nuoc

Các đại biểu tham gia phát biểu tham luận tại hội thảo. Ảnh: H.Dịu.

Còn hạn chế

Tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý,ểmtoángiúptănghiệuquảsửdụngngânsáchNhànướsoi kèo trận tottenham sử dụng NSNN qua hoạt động kiểm toán của KTNN” do KTNN và Hiệp hội Kế toán Công chứng Vương quốc Anh (ACCA) phối hợp tổ chức vào ngày 24-9 tại Hà Nội, các chuyên gia trong ngành Tài chính và kiểm toán đã đưa ra nhiều ý kiến về vai trò và phương hướng giải quyết những bất cập của công tác kiểm toán NSNN.

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng KTNN cho hay, chất lượng kiểm toán đang ngày càng được nâng cao, kết quả kiểm toán được Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ngành, địa phương sử dụng ngày càng nhiều trong việc xem xét, phê chuẩn dự toán, quyết toán ngân sách và trong các hoạt động quản lý, xây dựng chế độ chính sách kinh tế - xã hội…

Cũng đánh giá về kết quả đạt được của KTNN trong kiểm toán NSNN, theo GS.TS Nguyễn Công Nghiệp, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính, hoạt động kiểm toán của KTNN đối với NSNN đã tạo được tính răn đe để những đối tượng sử dụng NSNN làm việc cẩn thận hơn. Đặc biệt, đáng chú ý nhất là Luật NSNN đã giúp giải quyết được một số vướng mắc căn bản trong quá trình thực hiện như: quy định rõ hơn về ứng ngân sách, quy định về hỗ trợ chi địa phương, cách tính bội chi ngân sách…

Tuy nhiên, GS.TS Đoàn Xuân Tiên cho rằng, từ nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, chất lượng tổ chức kiểm toán NSNN của KTNN vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu đặt ra. Thực tế cho thấy, kiểm toán NSNN vẫn chủ yếu thông qua kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ, còn nặng về phát hiện sai sót nên kiểm toán gần giống thanh tra, kiểm tra chứ chưa tập trung vào tính xác thực của báo cáo số liệu. Do đó, thông tin về tính kinh tế, hiệu quả của quá trình tạo lập, quản lý, sử dụng NSNN còn chưa nhiều.

Cũng nói về vấn đề này, theo ông Nguyễn Văn Đạt, Phó Kiểm toán trưởng KTNN Chuyên ngành II, KTNN về NSNN còn nhiều hạn chế do quy mô hoạt động kiểm toán của KTNN còn rất nhỏ so với yêu cầu, nhất là lĩnh vực kiểm toán chi đầu tư xây dựng… Bên cạnh đó, chất lượng và tiến độ kiểm toán còn khoảng cách so với yêu cầu của luật KTNN, chưa giải đáp thích đáng các vấn đề bức xúc về hiện tượng tham nhũng, tiêu cực…

Tập trung vào kiểm toán hoạt động

Từ những bất cập còn tồn tại trên, các đại biểu tham dự hội nghị đã cùng thảo luận và đề xuất những giải pháp để cải thiện.

Theo GS.TS Nguyễn Công Nghiệp, phạm vi của KTNN còn hạn hẹp, không đủ lực lượng để đi xuống kiểm toán ngân sách đến cấp huyện xã. Do đó, mỗi Hội đồng Nhân dân cấp huyện, xã cần có ban kiểm toán riêng để kiểm soát thu chi ngân sách một cách chi tiết hơn.

Bên cạnh đó, KTNN hiện vẫn tập trung nhiều hơn vào kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ, còn kiểm toán hoạt động về hiệu quả sử dụng nguồn vốn, phân bổ ngân sách cho đầu tư, con người… vẫn còn yếu. Do đó, KTNN cần cải thiện hình thức kiểm toán này để hỗ trợ, tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội về việc sử dụng NSNN cho hiệu quả hơn.

Đề xuất phương pháp chuyển từ hậu kiểm sang tiền kiểm, PGS.TS Đặng Văn Du, nguyên Trưởng Khoa Tài chính công, Học viện Tài chính cho rằng, mặc dù sẽ có nhiều khó khăn về việc phân bổ thời gian, nhưng nếu chuyển sang kiểm toán ngay từ khi lập dự toán sử dụng NSNN sẽ kiểm soát ngân sách chặt chẽ hơn kiểm toán sau khi đã quyết toán. Đặc biệt, những báo cáo của KTNN cần rõ ràng, minh bạch và chi tiết hơn để những cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN nắm được tình hình và có phương án xử lý khi có vấn đề phát sinh.

Tổng kết lại ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo, GS.TS Đoàn Xuân Tiên đặc biệt nhấn mạnh đến việc chuyển dần trọng tâm sang kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề trong sử dụng NSNN. Công việc này đòi hỏi cần sự thiết thực hơn, chú trọng vào xu hướng, biến động ngân sách và các vấn đề nợ công, đảm bảo công khai minh bạch, cần có quan điểm lịch sử cho phù hợp với hoàn cảnh, theo đúng những quy định về kiểm toán trong nước cũng như quốc tế.

Bên cạnh đó, KTNN cũng cần tăng cường kiểm toán về nợ công, đào tạo đội ngũ cán bộ, sử dụng các phương tiện, công nghệ hiện đại giúp hoạt động kiểm toán trở nên nhanh gọn, chính xác hơn.

分享到: