【soi kèo quảng nam】Đại biểu Quốc hội tranh luận về hàm cấp tướng với Giám đốc công an
Có đại biểu cho rằng qua thực tiễn cho thấy việc phong thăng hàm cấp tướng đã và đang được thực hiện nhưng dư luận cũng có ý kiến khác nhau.
Sáng nay (14/6),ĐạibiểuQuốchộitranhluậnvềhmcấptướngvớiGimđốsoi kèo quảng nam Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Công an Nhân dân (sửa đổi). Quy định về hàm cấp tướng nhận được nhiều ý kiến tranh luận.
Hàm Thiếu tướng với tất cả Giám đốc công an?
Đại biểu Lê Tấn Tới – Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu ủng hộ quy định tất cả Giám đốc Công an tỉnh đều có cấp hàm cao nhất là Thiếu tướng, vì ngoài 11 tỉnh loại 1 thì các tỉnh khác nơi đâu cũng có những địa bàn chiến lược, khu vực xung yếu và phức tạp về an ninh trật tự.
Đại biểu Lê Tấn Tới.
Bên cạnh đó, Đại tá Lê Tấn Tới cũng phân tích bất cập trong luân chuyển. Đó là chức danh Cục trưởng và Giám đốc Công an tỉnh là ngang nhau, đều được quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm chức vụ cao hơn, nhưng nếu không phong hàm Thiếu tướng cho Giám đốc Công an tỉnh thì điều này sẽ mâu thuẫn khi thực hiện luân chuyển công tác cán bộ ngành công an, vì cấp tướng mà luân chuyển về địa phương thì sai lệch.
Ngược lại, Giám đốc Công an tỉnh mà luân chuyển làm Cục trưởng thì bất hợp lý vì từ Đại tá không thể lên ngay Thiếu tướng.
Đại biểu Lê Tấn Tới đề nghị quy định theo hướng Giám đốc Công an các tỉnh được phong hàm cao nhất là Thiếu tướng. Ông cũng khẳng định điều này không làm tăng số lượng cấp tướng trong CAND.
Đồng quan điểm, đại biểu Trần Văn Mão (đoàn Nghệ An) cho rằng, xuất phát từ quy mô tổ chức, phân cấp cán bộ, để phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công việc đòi hỏi quy mô, tổ chức, biên chế, cấp bậc hàm của Giám đốc Công an cấp tỉnh phải tương xứng.
Giám đốc Công an tỉnh được xác định là chức vụ cơ bản quan trọng trong hệ thống sỹ quan CAND, là cấp dưới liền kề có thể quy hoạch Bộ trưởng, Thứ trưởng, tiêu chuẩn chức danh cấp bậc hàm tương đương cấp Tổng cục. Nghị quyết 26 cũng đề cập vấn đề này.
“Với những lý do trên, việc bố trí cấp hàm Thiếu tướng đối với Giám đốc Công an tỉnh là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên dự thảo luật cần quy định cụ thể quy trình, tiêu chí rõ ràng để không vượt quá số lượng cấp tướng trong toàn ngành và toàn thể địa phương” – đại biểu Trần Văn Mão đề nghị.
“Thời bình sao nhiều Tướng thế!”
Đề cập quy định vị trí chức vụ có cấp bậc hàm cấp tướng trong CAND, đại biểuNguyễn Tạo (Lâm Đồng) cho rằng, qua thực tiễn cho thấy việc phong thăng hàm cấp tướng đã và đang được thực hiện nhưng dư luận cũng có ý kiến khác nhau.
“Có ý kiến nói rằng thời bình sao nhiều tướng đến thế! So với thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, bảo vệ biên giới thì những năm gần đây trong lực lượng vũ trang nói chung và công an nói riêng, cấp tướng tăng lên nhiều” – ông Tạo dẫn ý kiến cử tri.
Đại biểu Nguyễn Tạo.
Theo vị đại biểu đoàn Lâm Đồng, các ý kiến phản ánh đều chung suy nghĩ là phải bảo đảm uy tín, vị thế của đội ngũ tướng lĩnh, tránh việc phong thăng hàm nhanh nhưng chất lượng là vấn đề cần suy nghĩ. Đội ngũ tướng lĩnh có công với dân, với nước luôn được suy tôn, nhưng cử tri cũng băn khoăn khi có tướng lĩnh vi phạm như vừa qua.
Về cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng đối với Giám đốc Công an cấp tỉnh, đại biểu Nguyễn Tạo cho rằng nếu nhìn nhận trên mặt bằng chung với lực lượng quân sự thì có sự “vênh” nhau.
“Nếu Giám đốc công an có hàm cao nhất là tướng thì vấn đề đặt ra là phải sửa luật Sĩ quan quân đội để nâng hàm lên tướng cho tương ứng. Nếu sửa luật và phong hàm tướng nhiều hơn thì tôi e rằng dư luận và cử tri không đồng tình” – ông Nguyễn Tạo nêu quan điểm.
Dùng quyền tranh luận, đại biểu Trần Văn Lâm cho rằng đặt vấn đề về việc nên hay không nên nâng hàm trần cấp hàm và tương đồng hay không tương đồng giữa công an với quân sự là chưa thực sự thuyết phục.
Theo ông Lâm, cấp hàm của lực lượng công an hay quân sự thể hiện năng lực, trình độ, phẩm chất của người công an và sĩ quan quân đội. Người nào xứng đáng trình độ là tướng thì khi có nhu cầu sẽ phong tướng, tình độ xứng đáng cấp tá thì phong tá. Còn giám đốc hay Thứ trưởng là chức vụ và do cơ quan quản lý cán bộ phân công.
“Có thể địa phương này trong lúc này cần một cán bộ cấp tướng về chỉ đạo giải quyết vấn đề, nhưng giai đoạn khác, địa phương khác có nhu cầu thì lại điều chuyển đến vị trí đó. Không cứng nhắc chỗ này nhất thiết phải tướng, chỗ kia nhất quyết phải tá” – ông Lâm nói.
Trước ý kiến cho rằng số lượng được phong hàm cấp tướng vừa qua là nhiều, đại biểu Trần Văn Lâm đề nghị Quốc hội quy định số lượng cấp tướng và chức danh có cấp tướng. Còn phân công người đó vào việc nào là tuỳ thuộc vị trí công việc theo đánh giá của cơ quan sử dụng cán bộ.
Có ý kiến đại biểu Quốc hội dẫn thông báo 147 năm 2013 của Bộ Chính trị nêu rõ việc phong thăng quân hàm cấp tướng trong lực lượng vũ trang phải quy định chặt chẽ ngay trong luật, đúng nhu cầu, không quy định địa bàn trọng yếu hoặc công tác đặc biệt để phong thăng quân hàm cấp tướng; thống nhất quân hàm của quân đội và công an ở địa phương. Hiện Bộ Chính trị chưa có thông báo mới thì nên giữ nguyên như hiện hành hoặc xin ý kiến Bộ Chính trị.
Theo Ngọc Thành/VOV.VN
相关文章
Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
Ngày 30/9, Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) cho biết đang điều tra vụ &aacut2025-01-25Phát động Chiến dịch "Những giọt máu hồng" – hè năm 2024
(HGO) - Sáng 7 - 6, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hậu Giang ph2025-01-25Ra quân thực hiện chiến dịch truyền thông dân số
(HG) - Ngày 3-7, UBND thị xã Long Mỹ tổ chức lễ phát động ra quân Chiến d2025-01-25Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, tặng quà cho 1.000 người
(HG) - Hội Chữ thập đỏ tỉnh vừa phối hợp cùng Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, AloBacsi2025-01-25National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
National Assembly kicks off 2025 with key legislative agendaJanuary 06, 2025 - 17:172025-01-25Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế của Hậu Giang chiếm 94,09% dân số
(HGO) – Ngày 18-1, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2022025-01-25
最新评论