【kết quả kawasaki frontale】Cung đường ven biển Đà Nẵng
Tuyến đường ven biển nối từ Đà nẵng đến Chu Lai đang trở thành điểm nhấn kiến trúc đô thị ven biển. |
Cung đường “triệu đô”
Ông Phan Qua (khối phố Viên Minh,đườngvenbiểnĐàNẵkết quả kawasaki frontale phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) vẫn còn nhớ như in những hình ảnh của 20 năm trước. Khi đó, cả một vùng ven biển từ Sơn Trà đến sát Hội An chỉ là những làng chài lùm xụp lưng quay ra biển. Người dân quanh năm chỉ biết bám biển, bám những thửa đất cát cằn cỗi, bạc màu.
“Bãi biển khi ấy chỉ là nơi tập kết tàu thuyền. Người dân các xóm chài muốn vào thành thị hay trung tâm huyện lỵ phải đi bộ trên những con đường cát trắng dài 5 - 6 cây số, vất vả vô cùng, nhất là những khi trời nắng”, ông Qua nhớ lại.
Và rồi, nhiều năm sau đó, mọi thứ dần thay đổi khi lãnh đạo TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam và đã nhìn ra những tiềm năng tiềm ẩn từ khu vực ven biển. Từ đó, những con đường mới dần hình thành trong suốt 2 thập kỷ qua.
Tại Đà Nẵng, đường Võ Nguyên Giáp đã được xây dựng, sau này nối dài thêm đường Trường Sa - Hoàng Sa ở hai phía. Tại Quảng Nam, đường Lạc Long Quân chạy dọc khu vực ven biển thị xã Điện Bàn, đi qua cầu Cửa Đại, nối tiếp con đường ven biển kéo dài từ Duy Xuyên qua Thăng Bình đến Tam Kỳ đã hoàn thành. Những con đường này đã làm thay đổi diện mạo cả một vùng Đông Đà Nẵng - Quảng Nam một cách nhanh chóng.
Từ một vùng đồng chua nước mặn, cát trắng khô cằn, hiện nay, dọc ven biển Đà Nẵng - Quảng Nam đã là nơi hội tụ của những dự ánnghỉ dưỡng và khu đô thị “triệu đô”, góp phần đưa du lịch hai địa phương lên tầm cao mới. Nếu Quảng Nam có Vinpearl Nam Hội An, Tổ hợp khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, Shilla Monogram, The Nam Hai, quần thể đô thị One World Regency..., thì Đà Nẵng có Cocobay, Furama, Ariyana, Vinpearl, Premier Village, Pullman, Hyatt, IHG, Four Points by Sheraton…
Ông Đặng Phong, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam khẳng định, tuyến đường ven biển không chỉ thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây, mà còn trở thành thế mạnh của địa phương để thu hút đầu tưvào du lịch và các dự án nghỉ dưỡng.
“Nếu như trước đây, du lịch là điều gì đó xa vời ở vùng Đông do cách trở đường sá, đò ngang, thì bây giờ, khu vực này là nơi thu hút nhiều dự án du lịch nhất ở Quảng Nam”, ông Phong cho biết.
Động lực mới cho vùng Đông Quảng Nam
Nếu những năm trước đây, tại khu vực phía Đông Đà Nẵng - Quảng Nam, trục đường ven biển mới chỉ liên thông từ quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng đến TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (đường 129 giai đoạn I), thì hiện nay, tỉnh Quảng Nam đang tiếp tục thực hiện Dự án Đường trục chính từ Khu công nghiệp Tam Thăng đi cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai (đường 129 giai đoạn II).
Dự án Đường 129 giai đoạn II có chiều dài toàn tuyến là 26,5 km với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Dự án có điểm khởi đầu tại Khu công nghiệp Tam Thăng (xã Tam Phú, TP. Tam Kỳ) và điểm kết thúc tại nút giao đường vào sân bay Chu Lai, địa phận xã Tam Quang (huyện Núi Thành). Trong đó, đoạn qua Khu đô thị Vịnh An Hòa là điểm nhấn về kiến trúc đô thị ven sông có chiều dài 3,1 km với mặt đường rộng đến 38 m, kết nối vào sân bay Chu Lai. Dự kiến, tháng 10/2020, tuyến đường này sẽ hoàn thành.
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay, bên cạnh việc tăng tốc tiến độ để hoàn thành tuyến đường 129 giai đoạn II, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đang lập quy hoạch một số dự án hai bên tuyến này như Khu đô thị Chu Lai, Khu dân cư đô thị - dịch vụ - du lịch Tam Hòa - Tam Tiến, Khu đô thị Tây Bắc sân bay Chu Lai…
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đánh giá: “Công trình đường 129 giai đoạn II có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển của tỉnh Quảng Nam. Đây là tuyến đường đóng vai trò rất quan trọng trong định hướng phát triển du lịch - dịch vụ, công nghiệp của Khu kinh tếmở Chu Lai. Con đường hoàn thành cũng sẽ kết nối hoàn chỉnh, thông suốt hành lang giao thông ven biển từ Đà Nẵng đến hết tỉnh Quảng Nam”.