Ông Phan Nam. Ảnh: HG
Chủ trương này dành cho cả ba cấp học trên địa bàn thành phố (trung học cơ sở,ánhchạytrườngtăngnguồnđầutưchocơsởvậtchấttrườnghọketquabongda tructuyen 7m tiểu học và mầm non). Công văn (số 1056/UBND-VH ngày 5/4/2017) của UBND TP Huế chỉ đạo Phòng GD&ĐT, Phòng Tài chính Kế hoạch và Phòng Nội vụ về “Xây dựng đề án thí điểm thực hiện tự chủ tài chính một phần và toàn bộ đối với một số trường học trên địa bàn, nhất là các trường trọng điểm ở trung tâm thành phố có nhiều học sinh trái tuyến”. Trên cơ sở này, chúng tôi tiến hành xây dựng phương án thu tiền đối với những trường hợp phụ huynh cho con, em học trường trái tuyến.
Chủ trương này xuất phát từ những áp lực chủ yếu nào, thưa ông?
Một địa chỉ giáo dục tốt là địa chỉ có uy tín xã hội dựa trên những tiêu chí như tỷ lệ học sinh giỏi hàng năm cao, tỷ lệ tốt nghiệp cao, trẻ được học và chơi với nhiều hoạt động ngoại khoá, chuyên đề hiệu quả... Đây cũng chính là cơ sở để các bậc phụ huynh tìm đến, mong chọn cho con em mình địa chỉ giáo dục tốt nhất có thể. Năm nào vào mùa tuyển sinh, Huế cũng xôn xao thông tin "chạy" trường với những con số “khủng” như vào Trường tiểu học Lê Lợi thu 30 triệu đồng, Trường tiểu học Vĩnh Ninh 25 thu triệu đồng… Trước đây, nhiều trường đã tổ chức thu trái tuyến, năm học vừa qua cũng có 1 - 2 đơn vị tổ chức thu. Số tiền thu của các trường không thống nhất; TP. Huế mà cụ thể là Phòng GD & ĐT cũng không quản lý.
Niềm vui đến trường. Ảnh: Hồ Ngọc Sơn
Nghĩa là có việc thu tiền từ học sinh vào các trường trái tuyến, việc các trường sử dụng kinh phí này như thế nào là điều mà dư luận thật sự quan tâm...?
Chúng tôi tin là kinh phí này các trường sử dụng đều đúng; tuy nhiên, việc sử dụng chưa hẳn đã khoa học và đồng nhất, có thể tạo nên những dư luận xấu. Trên cơ sở đó, cộng với nhu cầu trái tuyến trong người dân là có thật. Phía phụ huynh do nhiều lý do, trong đó, lý do thuận lợi trong công việc và tìm chọn địa chỉ tin tưởng cho con em là chính đáng. Với những phụ huynh này, việc “chi” một số tiền để con em được học trường lựa chọn gần như hiển nhiên. Vì vậy, dù được chào đón ở địa phương, nhưng không ít phụ huynh lại chọn phương án cho con học diện ngoại tuyến.
Vì vậy, chúng tôi đồng thuận với ý kiến chỉ đạo của trên để lập ra phương án thu tiền ủng hộ từ phụ huynh trái tuyến để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường theo định hướng xã hội hóa giáo dục.
Cụ thể, với hạn cuối là 31/5/2017, chúng tôi đã họp bàn và cơ bản thống nhất một số nội dung: Sẽ thu tiền 100% trường hợp có nhu cầu học trái tuyến ở cả ba cấp học; dựa trên uy tín xã hội và đánh giá của phòng GD&ĐT để chia các trường trong hệ thống thành ba mức (tạm gọi là mức 1, mức 2, mức 3) để định mức thu từ 5 đến 15 triệu đồng/suất.
Một địa chỉ giáo dục tốt còn bao gồm cả việc trẻ được học và chơi với nhiều hoạt động ngoại khóa. Ảnh: Đăng Tuyên
Có ý kiến, tình trạng “chạy” trường có phần liên quan đến chất lượng các trường trên địa bàn thành phố, ông đánh giá thế nào về nhận định này?
Chúng tôi cam đoan, chất lượng giáo viên của các trường trên địa bàn tương đồng nhau. Về CSVC, nhiều trường ở ngoại ô tốt hơn trường trung tâm, giáo viên các trường ngoại ô cũng chất lượng như ở trường trung tâm và chương trình thì nhất định là thống nhất… Điều khác nhau ở các trường chính là do nhận thức của phụ huynh, họ thường tin vào những thành tích bề nổi hoặc chất lượng truyền thống mà không nhìn ra tiềm năng của những ngôi trường ngay bên cạnh nhà mình để trao gửi con cái nên đã nảy sinh việc chạy trường như một tệ nạn.
Có thể xem việc thu tiền học sinh học trái tuyến là một giải pháp để minh bạch và công khai vấn đề lâu nay vẫn được xem là nhiêu khê ở lĩnh vực này?
Để giải quyết vấn đề này dứt điểm, chúng tôi coi việc quy định thu tiền trái tuyến cũng là một rào cản nhằm giảm những trường hợp trái tuyến không cần thiết. Đồng thời, các khoản đóng góp này sẽ được quản lý chặt chẽ, thu chi hợp lý để kích cầu phát triển của từng trường.
Tôi cũng xin nhắc thêm, đề án thu tiền hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất trường học từ phụ huynh vẫn đang nằm trong dự định, chúng tôi sẽ hoàn tất sau đó trình lên thành phố. Để có được quyết định cuối cùng còn phải thông qua tỉnh, qua ngành cấp trên. Vì thế, tất cả vẫn đang ở khâu chuẩn bị. Nhân đây, chúng tôi cũng mong nhận được sự quan tâm góp ý, sự đồng thuận của dư luận để đề án có tính xã hội hơn.
Cám ơn ông về cuộc trao đổi!
"Đã có lúc, các trường xây dựng sổ vàng với số học sinh “ngoại tuyến”. Phụ huynh ngoài những tốn kém “vòng ngoài” nếu có cho con em tới trường còn phải đóng góp những khoản tiền mà trẻ trong tuyến không phải nộp. Họ không quan tâm đến thực tế là một địa chỉ giáo dục tốt luôn cần đội ngũ phụ huynh tốt. Chỉ cần phụ huynh ý thức được vấn đề này thì sẽ giảm thiểu tình trạng "chạy" trường." |
HƯƠNG GIANG (Thực hiện)