Mô hình nông nghiệp hữu cơ,ườitiêudùngchưatinvàosảnphẩmhữucơcóphảidochấtlượnhận định trabzonspor nông nghiệp sạch nhằm cung cấp cho thị trường các sản phẩm sạch, an toàn, ít gây tác động đến môi trường... đang được nhiều doanh nghiệp chú trọng phát triển. Theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, doanh số bán lẻ sản phẩm hữu cơ (thực phẩm và đồ uống hữu cơ) trên toàn cầu đã tăng 15% lên 129 tỉ USD vào năm 2020. Thị trường sản phẩm hữu cơ đã tăng mạnh lên 188 tỉ USD vào năm 2021. Thị trường sản phẩm hữu cơ đang trở nên quan trọng ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,… Thị trường này vẫn chủ yếu là rau quả hữu cơ, trong đó trái cây nhiệt đới, các loại hạt và gia vị chiếm tỉ lệ chính. Đặc biệt, những nông sản này đều là những mặt hàng xuất khẩu chính và có lợi thế của Việt Nam. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2021, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã đạt trên 174.000 ha, tăng 47% so với năm 2016, đứng thứ 9/10 nước có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất châu Á. Nhưng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chỉ đạt 335 triệu USD một năm, xuất khẩu tới 180 nước trên thế giới, hơn 17.000 nhà sản xuất, 555 nhà chế biến, 60 nhà xuất khẩu nông nghiệp hữu cơ... Và có một thực tế việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn do người tiêu dùng chưa tin vào chất lượng sản phẩm. Chia sẻ tại diễn đàn kết nối nông sản hữu cơ ở TP HCM, nhiều doanh nghiệp và chuyên gia nhìn nhận nông sản hữu cơ Việt Nam chưa thực sự chiếm được niềm tin của người tiêu dùng. Sản phẩm hữu cơ vẫn chưa thực sự thu hút người tiêu dùng. Ảnh: Lao động |