【ti so giai duc】Dự án PPP cao tốc Hữu Nghị
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 11:35:11 评论数:
Phối cảnh một đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng. |
Khắc nhập,ựánPPPcaotốcHữuNghịti so giai duc khắc xuất
Theo thông tin của Báo Đầu tư, UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có Công văn số 1054/UBND-KT gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất điều chỉnh phương án đầu tưvà hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương đối với Dự ánPPP cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
Có hai động thái chính trong đề xuất của UBND tỉnh Lạng Sơn đối với công tác triển khai đầu tư phân đoạn đầu tiên của tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, từ Chi Lăng (điểm cuối của tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn) tới cửa khẩu Hữu Nghị, từng được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) khởi động cách đây gần 10 năm.
Động thái đầu tiên là việc UBND tỉnh Lạng Sơn kiến nghị người đứng đầu Chính phủ cho phép tách đoạn Hữu Nghị - Tân Thanh - Cốc Nam dài 17 km khỏi Dự án PPP cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng thành dự án độc lập, có tổng mức đầu tư khoảng 2.600 tỷ đồng. Đoạn Chi Lăng - Hữu Nghị dài 43 km sẽ tiếp tục thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT đã được HĐND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 30/12/2022.
Động thái thứ hai cũng liên quan trực tiếp tới đoạn Hữu Nghị - Tân Thanh - Cốc Nam khi UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện đầu tư đoạn tuyến này bằng vốn đầu tư công, trong đó ngân sách trung ương bố trí 1.351 tỷ đồng, ngân sách địa phương bố trí 1.249 tỷ đồng.
Trong Công văn số 1054/UBND-KT do ông Lương Trọng Quỳnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn ký, đại diện Cơ quan nhà nước có thẩm quyền Dự án PPP cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng cho biết, tổng mức đầu tư dự kiến của đoạn tuyến Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT (sau khi tách đoạn từ Hữu Nghị đi Tân Thanh - Cốc Nam) là khoảng 8.000 tỷ đồng.
Tại dự án này, ngân sách nhà nước tham gia khoảng 3.800 tỷ đồng (đảm bảo tỷ lệ <50% tổng mức đầu tư theo quy định, gồm ngân sách trung ương 2.500 tỷ đồng, đã được Thủ tướng giao tại Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 24/7/2023; ngân sách địa phương khoảng 1.300 tỷ đồng, đã được tỉnh Lạng Sơn đưa vào Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025); vốn của nhà đầu tư khoảng 4.200 tỷ đồng.
Nếu đề xuất trên của UBND tỉnh Lạng Sơn được thông qua, thì đây sẽ là lần tách, nhập thứ ba của Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
Cần phải nói thêm, Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng được Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 6/2016 và giao Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư. Đến tháng 5/2018, Dự án được giao cho UBND tỉnh Lạng Sơn đảm nhận và được nhập vào Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, với tư cách là Dự án thành phần 2.
Dự án thành phần 1 (đoạn Bắc Giang - Chi Lăng) đã hoàn thành, đưa vào khai thác vận hành năm 2020. Dự án thành phần 2 do nhà đầu tư và các ngân hàngtài trợ gặp khó khăn về nguồn vốn, nên sau khi khởi động năm 2019, đã tạm dừng.
Trên cơ sở kiến nghị, đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của UBND tỉnh Lạng Sơn, tháng 10/2022, Thủ tướng đồng ý tách Dự án thành phần 2 khỏi Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và tiếp tục giao địa phương này là cơ quan chủ quản để thực hiện dự án. Đồng thời, thực hiện thủ tục chấm dứt phụ lục hợp đồng với các nhà đầu tư Dự án thành phần 2 để tổ chức lựa chọn lại nhà đầu tư..
“Sau khi Dự án PPP cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng được HĐND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT tại Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 30/12/2022, UBND tỉnh Lạng Sơn đang tổ chức thực hiện thủ tục thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định, dự kiến phê duyệt Dự án trong tháng 8/2023 và khởi công tháng 12/2023”, Công văn số 1054/UBND-KT cho biết.
Nhẹ áp lực vốn vay
Theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Lạng Sơn, Dự án PPP cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng có tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ là 10.620 tỷ đồng, gồm vốn do nhà đầu tư, doanh nghiệpdự án PPP chịu trách nhiệm thu xếp khoảng 5.620 tỷ đồng (chiếm 52,92% tổng mức đầu tư); vốn nhà nước tham gia dự án PPP khoảng 5.000 tỷ đồng (chiếm 47,08% tổng mức đầu tư).
Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn như trên đã khiến thời gian thu phí hoàn vốn cho Dự án kéo dài tới 31 năm 11 tháng, trong khi thời gian thu phí bình quân đối với một dự án cao tốc chỉ từ 22 đến 25 năm. UBND tỉnh Lạng Sơn nhận định, đối với hợp đồng dự án theo hình thức BOT, thời gian thu phí cũng chính là thời gian hợp đồng của dự án, do thời gian hoàn vốn của dự án rất dài, nên khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp, hợp tác đầu tư... sẽ rất khó khăn.
Trong khi đó, theo quy định tại khoản 2, Điều 76, Luật Đầu tư PPP, trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của HĐND cấp tỉnh phải hoàn thành thu xếp tài chính. Điều này khiến Dự án PPP cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng không thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân (đến nay chỉ có một nhà đầu tư trong nước nộp hồ sơ quan tâm Dự án).
UBND tỉnh Lạng Sơn cho rằng, để giảm thời gian thu phí, tăng tính khả thi của phương án tài chính, khả năng huy động vốn để thực hiện dự án, thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia đấu thầu thực hiện dự án, việc tách thành 2 dự án là điều cần thiết, đồng thời sẽ rút ngắn thời gian thực hiện dự án, đáp ứng yêu cầu hoàn thành dự án trước năm 2025.
“Đến nay, toàn bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã được triển khai đầu tư (654 km đầu tư giai đoạn 2017 - 2020, khoảng 721 km đầu tư giai đoạn 2021 - 2025), dự kiến đến năm 2025 sẽ nối thông toàn tuyến. Do vậy, việc triển khai đầu tư, sớm hoàn thành đoạn tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và đoạn tuyến cao tốc từ Hữu Nghị đi Tân Thanh - Cốc Nam có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết”, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn phân tích.
Theo ông Nguyễn Quang Vĩnh, Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả, đề xuất tách đoạn Hữu Nghị - Tân Thanh - Cốc Nam có thể mất thêm thời gian để thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, nhưng là điều cần thiết để nâng tính khả thi tài chính cho Dự án PPP cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
“Ngoài việc có thể kéo giảm thời gian hoàn vốn, đề xuất của tỉnh, nếu được thông qua, còn giúp các nhà đầu tư giảm bớt đáng kể áp lực vay vốn từ các tổ chức tín dụng - vốn đang là rào cản lớn tại các dự án PPP hạ tầng giao thông”, ông Vĩnh phân tích.