欢迎来到88Point

88Point

【bxh carabao cup】Đề xuất 456 tỷ đồng xây cầu Như Nguyệt; Đồng Nai xin đầu tư PPP 2 tuyến đường sắt

时间:2025-01-26 05:25:26 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)

Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.

TP.HCM: Thông xe Nhánh 1 cầu Bưng,ĐềxuấttỷđồngxâycầuNhưNguyệtĐồngNaixinđầutưPPPtuyếnđườngsắbxh carabao cup nối liền quận Bình Tân và Tân Phú

Sáng 5/12, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố (TCIP - Ban Giao thông Thành phố) với sự hỗ trợ của Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) TP.HCM và các đơn vị liên quan đã đưa Nhánh cầu 1 thuộc dự ánXây dựng mới cầu Bưng vào khai thác phục vụ người dân Thành phố.

Công trình xây dựng mới cầu Bưng (quận Tân Phú, TPHCM) chính thức thông xe nhánh cầu số 1

Được biết, dự án Xây dựng mới cầu Bưng bắc qua kênh Tham Lương thay thế cây cầu hiện hữu có mặt cắt ngang hẹp, đã xuống cấp trầm trọng, liên tục gây ùn tắc giao thông. Công trình sau khi hoàn thành sẽ nối liền quận Bình Tân và quận Tân Phú trên trục đường Lê Trọng Tấn. Giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực cầu Bưng và góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, nối kết liên vùng trong khu vực Tây Bắc Thành phố.

Công trình có tổng chiều dài 555 m, bao gồm phần cầu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, với tổng chiều dài 207m, bề rộng trung bình 22m. Trong đó, Nhánh cầu 1 có bề rộng bình quân 11m, phần đường đầu cầu có tổng chiều dài 348 m, mặt cắt ngang bình quân 35m và hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh.

Công trình có tổng mức đầu tư 515 tỷ đồng (trong đó chi phí Bồi thường GPMB 141 tỷ đồng, phục vụ việc giải tỏa một phần 39 hộ dân và 02 tổ chức).

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông Thành phố cho biết, công trình bắt đầu thi công từ tháng 7/2017 và đã phải tạm dừng thi công 2 lần, lần 1 vào năm 20218 do vướng mắc trong công tác Bồi thường giải phóng mặt bằng; lần 2 vào Quý 3/2021 khi Thành phố giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19. 

Công trình đã bắt đầu thi công trở lại từ ngày 01/10, sau giai đoạn giãn cách và mặc dù vẫn chưa nhận được trọn vẹn mặt bằng thi công phía quận Tân Phú nhưng với sự hỗ trợ của Sở GTVT cùng các đơn vị liên quan, chủ đầu tư đã tìm giải pháp điều chỉnh phương án di dời công trình hạ tầng kỹ thuật để có mặt bằng tiếp tục thi công. 

Đến nay, vượt qua những khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và do đại dịch Covid -19 gây ra, Nhánh cầu 1 thuộc công trình xây dựng mới cầu Bưng đã hoàn thành và chính thức thông xe, đưa vào khai thác phục vụ người dân Thành phố, sớm hơn tiến độ dự kiến 45 ngày.

Đồng thời, đây cũng là công trình giao thông đầu tiên hoàn thành trong giai đoạn khôi phục sản xuất sau giãn cách. Việc thông xe Nhánh cầu 1 cũng đánh dấu bước chuyển sang giai đoạn tập trung thi công Nhánh cầu 2 và dự kiến toàn bộ công trình Xây dựng mới cầu Bưng sẽ được hoàn thành trước ngày 02/9/2022.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh đây là công trình trọng điểm phía Tây Bắc, có tác động lớn giúp giảm ùn tắc giao thông tại khu vực cầu Bưng vốn tồn tại nhiều năm qua. Việc hoàn thành nhánh 1 của dự án là tín hiệu rất tốt cho sự khôi phục kinh tế của TP.HCM sau giai đoạn giãn cách chống dịch. Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Sở GTVT, Sở Tài nguyên Môi trường cùng các ban, ngành liên quan tăng cường phối hợp với Ban Giao thông đẩy nhanh tiến độ thi công nhánh 2, sớm hoàn thiện toàn bộ dự án.

Đồng thời, xúc tiến các công trình trong khu vực, đặc biệt là dự án xây dựng hạ tầng - cải thiện môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên để sớm hoàn thiện hệ thống giao thông, cải thiện môi trường và hình ảnh đô thị khu vực Tây Bắc TP.HCM.

Song song với việc thông xe Nhánh cầu 1 cầu Bưng, Ban Giao thông Thành phố cùng các đơn vị tư vấn, nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công 10 gói thầu. Dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào phục vụ người dân Thành phố trước dịp Tết Nguyên đán 2022.
Có thể kể đến một số dự án lớn như: Dự án Nâng cấp, cải tạo đường và kênh Nước Đen (đoạn từ giáp cống hộp hiện hữu đến kênh Tham Lương), quận Bình Tân; Dự án xây dựng cầu vượt trước bến xe miền Đông mới trên đường Xa lộ Hà Nội (Gói thầu cầu vượt số 3); Dự án Đầu tư hạ tầng kỹ thuật 09 lô đất thuộc khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2(Gói thầu XL1, XL2); Xây dựng công viên Thanh Đa đoạn 1.4; Xây dựng cầu Cây Da...

Quảng Nam xem xét điều chỉnh quy hoạch Dự án Khu liên hợp sợi - dệt - may

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có ý kiến xử lý đề nghị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam tại Công văn số 673 (ngày 23/11/2021) về việc điều chỉnh quy hoạch Dự án Khu liên hợp Quế Sơn (giai đoạn 2 và 3); kèm theo báo cáo đầu tư và Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ dự án Đầu tư xây dựng Khu liên hợp sợi - dệt - nhuộm - may Quế Sơn.

Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Tập đoàn Dệt may Việt Nam khẩn trương cử cán bộ có chuyên môn làm việc với Sở Xây dựng để được hướng dẫn lập hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu liên hợp sợi - dệt - nhuộm - may Quế Sơn; trình thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định; đồng thời, phối hợp, làm việc với các sở, ngành và UBND huyện Quế Sơn để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Hình minh họa

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND huyện Quế Sơn và các sở, ngành liên quan hướng dẫn Tập đoàn Dệt may Việt Nam thực hiện các hồ sơ, thủ tục và tổ chức lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu liên hợp sợi - dệt - nhuộm - may Quế Sơn, thẩm định, trình phê duyệt theo đúng quy định.

Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, UBND huyện Quế Sơn theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm phối hợp, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn Tập đoàn Dệt may Việt Nam thực hiện các hồ sơ, thủ tục liên quan đến dự án Khu liên hợp sợi - dệt - nhuộm - may Quế Sơn theo đúng quy định và chỉ đạo của UBND tỉnh.

Ngày 23/11/2021, Tập đoàn Dệt may Việt Nam có Công văn 673 trình bày hồ sơ điều chỉnh quy hoạch Dự án Khu liên hợp sợi - dệt - may (giai đoạn 2 và 3) tại thị trấn Hương An, huyện Quế Sơn, Tập đoàn Dệt may Việt Nam gửi UBND tỉnh Quảng Nam.

Tại Công văn này, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, Dự án nhà máy sợi thông minh quy mô 4 vạn cọc sợi sẽ khởi công vào quý II/năm 2022 và hoàn thành, đi vào hoạt động vào quý III/năm 2024.

Dự án Nhà máy may thông minh 3 tầng (quy mô 5,4 triệu sản phẩm dệt kim/năm) sẽ khởi công vào quý III/năm 2023 và hoàn thành, đi vào hoạt động trong quý IV/năm 2024.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, cuối năm 2024, khi cả 2 dự án thành phần nêu trên đi vào hoạt động, dự kiến sẽ tạo công ăn việc làm cho gần 2.000 lao động tại địa phương với thu nhập bình quân 8,5 triệu đồng/tháng, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách và góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế địa phương.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam cùng các cơ quan, ban ngành có liên quan hỗ trợ Tập đoàn trong các hoạt động tiếp theo để đảm bảo việc điều chỉnh chủ trương đầu tư, thuê đất… theo đúng yêu cầu, tiến độ, làm cơ sở để Tập đoàn triển khai các bước tiếp theo của dự án. 

Kon Tum: 6 nhà đầu tư chậm tiến độ, dừng hoạt động trả lại dự án

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum cho biết qua làm việc, trao đổi với nhà đầu tư có Dự án đầu tư chậm tiến độ, dừng hoặc tạm dừng hoạt động, kết quả vừa qua đã có 6 dự án được nhà đầu tư tự nguyện chấm dứt dự án, trả lại đất với tổng diện tích đất 114.642,9 m2 để Ban quản lý khu kinh tếxúc tiến, kêu gọi nhà đầu tư mới.

Theo đó, trong 6 dự án được nhà đầu tư tự nguyện chấm dứt dự án, có 3 dự án tại Khu Công nghiệp Hòa Bình với tổng diện tích đất 33.841 m2; Tại Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y có 3 dự án với tổng diện tích đất 80.794 m2.

Khu công nghiệp Hòa Bình, tỉnh Kon Tum.

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum, trong năm 2021, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các nhà đầu tư đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các Khu công nghiệp (KKT, KCN) trên địa bàn tỉnh bị chậm tiến độ phải thực hiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bảo đảm tiến độ theo cam kết.

Theo đó, đối với các dự án dừng/tạm dừng hoạt động, UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các chủ đầu tư sớm đưa dự án vào hoạt động trở lại. Trường hợp không có khả năng tiếp tục triển khai thực hiện, Ban Quản lý Khu kinh tế Kon Tum hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư, nộp lại quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Ban Quản lý Khu kinh tế Kon Tum theo quy định liên quan Luật Đầu tư; và trả lại đất để Ban Quản lý Khu kinh tế Kon Tum giới thiệu cho nhà đầu tư khác có năng lực hơn đầu tư xây dựng dự án mới nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất tránh lãng phí quỹ đất trong KKT, KCN.

Cũng theo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum, trong năm 2021, Ban quản lý cũng đã tham mưu đề xuất UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Thanh tra việc quản lý sử dụng đất dự án Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai Kon Tum của Công ty CP Tân Mai tại Khu công nghiệp Đăk Tô. Đây là dự án lớn với quy mô lớn với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng nhưng bị chậm tiến độ nhiều năm, nhà đầu tư triển khai dự án không đúng cam kết.

“Đến nay, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã có kết luận thanh tra để tiến hành thu hồi đất, giao cho Ban Quản lý Khu kinh tế quản lý sử dụng 100 ha đất tại Khu công nghiệp Đăk Tô theo quy định”, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum cho biết.

Hải Phòng muốn bổ sung 3.900 MW điện gió ngoài khơi vào Quy hoạch điện VIII

UBND TP. Hải Phòng đề xuất Thủ tướng Chính phủ đưa 3.900 MW điện gió ngoài khơi vào Quy hoạch điện VIII.

UBND TP. Hải Phòng cho biết, việc đầu tư Dự án điện gió ngoài khơi TP. Hải Phòng sẽ góp phần đưa địa phương này thành trung tâm cung cấp năng lượng sạch cho khu vực miền Bắc, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, đột phá trong giai đoạn tới theo Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Theo đề xuất của TP. Hải Phòng, Dự án điện gió ngoài khơi Hải Phòng có quy mô 3.900 MW được chia làm 3 giai đoạn vận hành từ năm 2029 đến năm 2037.

Dự án này được đề xuất bởi liên doanh Cong ty Orsted Taiwwan Ltd. và Công ty cổ phần Tập đoàn T&T, tổng mức đầu tư dự kiến  261.000 tỷ đồng và được huy động từ nguồn vốn của doanh nghiệp.

Dự án này có diện tích khảo sát là 870 km2 và sẽ sử dụng 54 ha đất và 602,5 ha mặt nước.

Dự án được xây dựng sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo độ tin cấp cung cấp điện giữa các khu vực, giảm tổn thất truyền tải, chia sẻ công suất nguồn dự trữ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hương tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp sạch.

Hải Phòng cũng cho rằng, dự án có quy mô đầu tư lớn trong khu vực sẽ đóng góp không nhỏ cho ngân sách nhà nước, và đóng vai trò động lực cho phát triển kinh tế địa phương nói riêng cũng như toàn vùng, giải quyết việc làm cho địa phương.

Theo lãnh đạo TP. Hải Phòng, hiện Bộ Công thương đang trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quy hoạch Điện VIII, theo đó, khối lượng điện gió khu vực Bắc Bộ đến năm 2025 là 346 MW và đến năm 2045 là 1.186 MW và chưa xác định cụ thể việc phát triển điện gió tại các địa phương.

Quảng Nam lập quy hoạch vùng Đông gồm 9 huyện, thị xã, thành phố

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh vừa ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng Đông Quảng Nam đến năm 2030 và năm 2045.

Theo quyết định này, phạm vi lập quy hoạch xây dựng vùng Đông của Quảng Nam là toàn bộ địa giới hành chính 9 huyện, thị xã, thành phố phía đông gồm Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh, Núi Thành, Điện Bàn, Hội An và Tam Kỳ với tổng diện tích khoảng 2.743km2.

Công tác lập quy hoạch của tỉnh Quảng Nam nhằm cụ thể hóa các chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng của Trung ương, tỉnh Quảng Nam, làm cơ sở trong triển khai các kế hoạch phát triển trong từng giai đoạn.

Định hướng tổ chức không gian toàn Vùng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, bao gồm: không gian xây dựng đô thị, nông thôn; không gian công nghiệp tập trung - tiểu thủ công nghiệp; không gian du lịch; không gian sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; không gian cảnh quan. Dự báo quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 1,6 triệu người; đến năm 2045 khoảng 1,858 triệu người. Tổng mức dự toán kinh phí lập quy hoạch hơn 9,66 tỷ đồng.

Vùng Đông của tỉnh Quảng Nam sẽ trở thành một khu vực quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Về thực hiện đồ án, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu phải theo các quy định của pháp luật, trong đó lưu ý thu thập số liệu, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng; mối quan hệ vùng; xác định tầm nhìn và các mục tiêu phát triển vùng; đề xuất phân vùng phát triển; định hướng phát triển không gian, hệ thống hạ tầng xã hội; định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật diện rộng; đánh giá môi trường chiến lược; quy định quản lý quy hoạch xây dựng vùng liên huyện và những yêu cầu khác liên quan đến đặc điểm riêng của từng vùng.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, mục tiêu của Quy hoạch là xây dựng vùng Đông thành một khu vực quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với hệ sinh thái, văn hóa đa dạng; kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học và công nghệ. Đầu tư phát triển vùng ven biển trở thành chuỗi đô thị - trung tâm dịch vụ, du lịch - công nghiệp sạch - nông nghiệp công nghệ cao; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử; phục hồi hệ sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu. Phấn đầu đưa kinh tế biển và vùng ven biển của tỉnh phát triển mạnh, giữ vai trò chủ lực trong nền kinh tế gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.

Ngoài ra, tổ chức lại và triển khai, đưa vào hoạt động hiệu quả các nhóm Dự án trọng điểm vùng Đông Nam; Xây dựng vùng Đông thành một khu vực quan trọng trong Vùng Kinh 3 tế trọng điểm miền Trung với kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học và công nghệ…

Trọng tâm phát triển năng lượng, Thanh Hóa muốn làm 20.000 MW điện khí LNG

Với định hướng đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về công nghiệp nặng, mà trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị bổ sung hàng loạt Dự án điện vào Quy hoạch điện VIII.

Thanh Hóa định hướng trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về công nghiệp nặng, mà trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo (Ảnh minh họa)

Đáng chú ý là đề xuất Bộ Công thương thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung Trung tâm điện - khí LNG Nghi Sơn công suất 9.600 MW, Trung tâm điện khí LNG Thanh Hóa công suất 9.600 MW, dự án hệ thống phát điện tân dụng nhiệt dư 20 MW cùng máy biến áp T3- 20 MVA- 110/6,3 kV trạm 110 kV xi măng Nghi Sơn và dự án tận dụng nhiệt khí thải để phát điển – Vicem Bỉm Sơn công suất 14 MW.

Đối với điện gió, tỉnh Thanh Hóa đề nghị bổ sung 3 dự án với tổng công suất 249 MW tại khu kinh tế Nghi Sơn là Bắc Phương – Nghi Sơn (150 MW), Hải Lâm 949,5 MW) và Thanh Phú (49,5 MW).

Tuy nhiên tỉnh này cũng cho biết, với 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.00 km2, tiềm năng điện gió ngoài khơi tại địa phương lên tới 50.000 MW.

Đối với điện mặt trời, Thanh Hóa đề nghị bổ sung 10 dự án với tổng công suất 711,6 MW.

Ngoài ra tỉnh cũng đề nghị bổ sung công trình thủy lợi - thủy điện Tén Tằn công suất 12 MW cùng 3 dự án điện rác là Như Thanh (10 MW) Thọ Xuân (12 MW) và Nghi Sơn (20 MW).

Hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 3 nhà máy nhiệt điện gồm Nghi Sơn I (600 MW) đã đi vào hoạt động, Nghi Sơn II (1.200 MW) đã thi công được 99%, Công Thanh đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và đang huy động nguồn vốn để triển khai thực hiện dự án.

Về thủy điện trên địa bàn có 22 dự án thủy điện đã được phê duyệt với tổng công suất 832,2 MW, trong đó 11 dự án đã đi vào hoạt động với công suất 607,7 MW; 2 dự án đang triển khai đầu tư với tổng công suất 115 MW; 2 dự án đã có chủ trương đầu tư với tổng công suất 14 MW; 7 dự án đã có trong quy hoạch nhưng chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng công suất 96,5 MW.

Cũng có 3 dự án điện mặt trời đã được phê duyệt quy hoạch với tổng công suất 235 MW, trong đó Nhà máy điện mặt trời Yên Thái 30 MWp đã đi vào hoạt động, dự án Kiên Thọ 45 MWp đang triển khai và Dự án Thanh Hóa I công suất 60 MWp đang chuẩn bị đầu tư.

Cũng có 3 dự án điện sinh khối công suất 47,7 MW đã đi vào vận hành tại Nhà máy đường Lam sơn (33,2 MW), Nông Cống (4,5 MW) và Việt Nam - Đài Loan (10 MW).

Đề xuất đầu tư 456 tỷ đồng xây cầu Như Nguyệt trên Quốc lộ 1 qua Bắc Giang

Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp Bắc Giang vừa có tờ trình gửi Bộ GTVT đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng cầu Như Nguyệt, tỉnh Bắc Giang.

Dự án có điểm đầu tuyến tại Km131+580, lý trình Quốc lộ 1 thuộc địa phận xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Điểm cuối tuyến tại Km132+900, lý trình Quốc lộ 1 thuộc phường Đáp Cầu, Tp Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Tổng chiều dài tuyến khoảng 1,24 km, trong đó chiều dài cầu Như Nguyệt khoảng 439 m.

Theo đề xuất của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp Bắc Giang, Dự án sẽ được đầu tư xây dựng theo quy mô tiêu chuẩn đường cao tốc, trong đó phần cầu là cầu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, dài 439,15 m, chiều rộng 16 m; phần đường dẫn được đầu tư mở rộng đạt quy mô đồng bộ tuyến đường hiện tại với 4 làn xe cơ giới, rộng 33m – 34m.

Tổng mức đầu tư Dự án là 456 tỷ đồng, bằng vốn ngân sách tỉnh. Thời gian thực hiện Dự án là 2021 – 2024.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc giao UBND tỉnh Bắc Giang thực hiện đầu tư xây dựng mở rộng cầu Như Nguyệt bằng nguồn vốn ngân sách địa phương; giao Bộ GTVT phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Bắc Giang để đảm bảo việc đầu tư phù hợp với quy hoạch, đáp ứng tiến độ, chất lượng, đúng quy định của pháp luật.

Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bắc Giang chịu trách nhiệm triển khai Dự án theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả, an toàn công trình, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lãng phí gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Sau khi Dự án mở rộng cầu Như Nguyệt hoàn thành, đưa vào khai thác, Bộ GTVT (với trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết Hợp đồng dự án) có trách nhiệm kiểm soát doanh thu và điều chỉnh Hợp đồng BOT Dự án nâng cấp, mở rộng đoạn Hà Nội - Bắc Giang, bảo đảm việc thu phí của Dự án BOT đúng quy định pháp luật.

Thủ tướng giao UBND tỉnh Bắc Ninh thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong phạm vi đất đai thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đảm bảo yêu cầu tiến độ của Dự án; phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang trong việc đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn được triển khai thực hiện thông qua 2 dự án đầu tư theo hình thức BOT, trong đó, Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang (Dự án cao tốc Hà Nội - Bắc Giang) được triển khai thực hiện đầu tư năm 2014.

Tuyến đường được đầu tư theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h, quy mô bề rộng nền đường 33m, gồm 4 làn xe cơ giới. Trên tuyến hiện còn 2 vị trí cầu Xương Giang và cầu Như Nguyệt đang khai thác với quy mô 2 làn xe.

Hoàn thành thu xếp tín dụng cho Dự án PPP cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Ngày 7/12, tại Hà Nội, liên danh nhà đầu tư gồm Tập đoàn Đèo Cả - 194 đã cùng doanh nghiệp Dự án - Công ty cổ phần cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo đã tổ chức ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) Dự án xây dựng cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT.

Quang cảnh lễ ký hợp đồng tín dụng Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo.

Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 có tổng mức đầu tư khoảng 8.925 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án khoảng 5.139 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư là 1.030 tỷ đồng; bgân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cam kết cấp khoản tín dụng với hạn mức là 1.700 tỷ đồng; Tập đoàn Đèo Cả và Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Mã chứng khoánHHV) cam kết đầu tư phần còn lại là 1.056 tỷ đồng thông qua hình thức Hợp đồng BCC.

Tại Dự án này, nhà đầu tư đã vận dụng sáng tạo mô hình 3P trong việc huy động vốn. Kết quả là đến nay việc thu xếp vốn cho Dự án đã hoàn thành, đồng thời nhà đầu tư cũng đã chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực tại công trường để triển khai công trình theo đúng các nội dung hợp đồng đã ký kết.

Như vậy, mặc dù là dự án có thời gian đàm phán hợp đồng BOT kéo dài nhất trong 3 dự án cao tốc Bắc - Nam đầu tư theo hình thức PPP, tuyến Cam Lâm - Vĩnh Hảo lại được coi là “điểm sáng” khi thu xếp xong nguồn vốn.

Ông Đinh Tiến Đức, Giám đốc Chi nhánh Thăng Long TPBank cho biết, sau một thời gian nghiên cứu về việc tài trợ Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, ngoài việc thấy được Dự án có khả thi cao, TPBank cũng đánh giá cao năng lực của nhà đầu tư Tập đoàn Đèo Cả khi triển khai thành công một loạt các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức PPP như: hầm đường bộ Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân; cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn và đặc biệt đường cao tốcTrung Lương – Mỹ Thuận.

“Chúng tôi tin tưởng rằng với tiềm lực tài chính, kinh nghiệm của nhà đầu tư cùng với ủng hộ của Bộ GTVT, Dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo sẽ triển khai, hoàn thành đảm bảo tiến độ, chất lượng. Chúng tôi cho rằng mô hình 3P mà Tập đoàn Đèo Cả đang triển khai chính là sự vận dụng và  chọn lựa tốt nhất cho công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hiện nay”, ông Đinh Tiến Đức - đại diện cho ngân hàng tài trợ vốn khẳng định.

Với năng lực và uy tín của TPBank và Liên danh nhà đầu tư do Tập đoàn Đèo Cả dẫn đầu là điều kiện quan trọng mở ra niềm tin rất lớn để mang lại thành công của dự án. Việc ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) còn cho thấy sự đa dạng về nguồn vốn và liên danh nhà đầu tư huy động nguồn lực trong nước, xác lập quyền lợi cho cổ đông .

Tại Dự án đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh, vào ngày 1/12/2021, Tập đoàn Đèo Cả và Công ty CP đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) đã thực hiện việc bắt tay cùng các Nhà đầu tư Thành Lợi, Phú Mỹ, Văn Phú đề xuất mô hình huy động vốn thực hiện công trình theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 319/TB-VPCP.

Đây là những doanh nghiệp hàng đầu về bất động sản, Khu công nghiệp, minh chứng cho mô hình huy động vốn 3P mà Tập đoàn Đèo Cả là sự chọn lựa khả thi để đầu tư các dự án cao tốc trong bối cảnh dịch bệnh, tín dụng, vốn đầu tư công hạn hẹp,…

Cùng tham gia buổi ký kết, còn có đại diện các quỹ như Lotus Capital – điều này thể hiện quyết tâm đa dạng hóa nguồn vốn thực hiện Dự án của nhà đầu tư để không phụ thuộc hoàn toàn vào vốn tín dụng.

Thành công bước đầu của phương thức huy động dự án đã khẳng định hướng đi đúng đắn và khẳng định uy tín, năng lực của nhà đầu tư Tập đoàn Đèo Cả, tạo niềm tin cho Chính phủ, đối tác là ngân hàngvà hơn 30.000 cổ đông đã ủng hộ chiến lược đầu tư của HHV cho các Dự án của Tập đoàn (99,97% cổ đông đồng thuận).

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Lê Kim Thành, Vụ trưởng Vụ PPP (Bộ GTVT) cho rằng các nhà đầu tư tham gia 3 dự án PPP cao tốc Bắc – Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, mà mấu chốt là phải thu xếp được vốn và ký hợp đồng tín dụng trong 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng BOT.

“Trong 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông triển khai theo hình thức PPP, chúng tôi rất bất ngờ và vui mừng khi Cam Lâm – Vĩnh Hảo do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu, ngoài việc giảm giá gần 800 tỷ đồng do tự tin vào năng lực tổ chức thi công. Đây cũng là dự án đầu tiên ký được hợp đồng tín dụng và hợp đồng góp vốn BCC, đánh dấu bước biến chuyển từ cam kết tín dụng thành hợp đồng tín dụng”, ông Thành đánh giá.

Trước đó, ngày 31/7/2021, Dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo đã được Bộ GTVT và liên danh nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT.

Việc đàm phán hợp đồng của dự án này kéo dài hơn các dự án khác bởi 2 bên cùng thương thảo chi tiết để đi đến thống nhất tháo gỡ những vấn đề vướng mắc như cơ chế huy động vốn, trách nhiệm giải ngân nguồn vốn Nhà nước, trách nhiệm của Cơ quan có thẩm quyền… Đây đều là những bài học được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn các dự án PPP lớn trong thời gian vừa qua.

Ông Phan Văn Thắng – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo chia sẻ, thời gian qua, dù chịu nhiều tác động của dịch Covid-19 nhưng được sự hỗ trợ tích cực của các địa phương nơi Dự án đi qua và nỗ lực của nhà đầu tư, doanh nghiệpdự án, đến nay ban điều hành dự án đã huy động hơn 1.000 cán bộ, công nhân và hơn 300 máy móc, thiết bị; các khu sản xuất vật liệu; nhà điều hành, khu văn phòng, khu ăn ở của CBNV cũng đã được chuẩn bị đầy đủ phục vụ công tác thi công các hạng mục chính của dự án.

Ninh Thuận xác định năng lượng sạch là đòn bẩy bứt phá

Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định năng lượng sạch là nhóm ngành kinh tế trọng điểm đầu tiên để tập trung phát triển, trong đó xác định đến năm 2025 là tỉnh phát triển khá của khu vực và cả nước, là một trong những trung tâm năng lượng tái tạo (NLTT), năng lượng sạch.

Với chiến lược phát triển đúng đắn, trong điều kiện khó khăn, Ninh Thuận nổi lên như một điểm sáng với tốc độ tăng trưởng GRDP duy trì ở mức cao so với cả nước.

Là địa phương còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ từ Trung ương, thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực vượt khó để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bứt phá, hiệu quả trên cơ sở phát triển năng lượng là khâu đột phá, trụ cột trong phát triển kinh tế - xã hội và tạo đòn bẩy để “cất cánh”, phát huy tiềm năng, biến bất lợi thành lợi thế cạnh tranh.

Qua thực tế triển khai, có nhiều mô hình điển hình về sáng tạo kết hợp đa mục tiêu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong phát triển nguồn năng lượng trên địa bàn tỉnh.

Đơn cử như Dự án Tổ hợp NLTT điện gió và điện mặt trời của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam thực hiện tại xã Lợi Hải và xã Bắc Phong (Thuận Bắc). Đây là Tổ hợp NLTT điện gió và điện mặt trời lớn nhất và duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á đến thời điểm hiện tại với quy mô tổng công suất trên 355 MW (trong đó: điện mặt trời 204 MW; điện gió 151 MW) nhằm khai thác tối đa phần diện tích đất phía dưới các tua-bin trụ gió để phát triển trang trại điện mặt trời; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất; nhất là khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai hoang hóa, thiếu nước tưới, sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả để sản xuất NLTT, năng lượng sạch.

Bên cạnh đó, mô hình sản xuất muối công nghiệp kết hợp phát triển điện mặt trời, điện gió tại xã Phước Minh (huyện Thuận Nam) của Tập đoàn BIM với quy mô công suất 405 MW điện mặt trời và 88 MW điện gió được triển khai thực hiện trên các diện tích trước đây được sản xuất muối hiện nay không tiếp tục thực hiện do ảnh hưởng nhiễm mặn các khu vực lân cận.

Việc thực hiện mô hình sản xuất dự án điện gió, điện mặt trời kết hợp sản xuất muối của Tập đoàn BIM góp phần khai thác hiệu quả các diện tích đất muối không sản xuất, giảm thiểu tác động nhiễm mặn do sản xuất muối; đóng góp cho điện lưới quốc gia khoảng 1 tỷ kWh/năm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…

Hải Phòng có Dự án Khu phi thuế quan- Logistics và Công nghiệp Lạch Huyện 11.100 tỷ đồng

Chiều 7/12, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng (HEZA) đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Khu phi thuế quan – Logistics và công nghiệp Lạch Huyện có tổng vốn 11.100 tỷ đồng.

Dự án trên có quy mô 752 ha được thực hiện tại khu vực Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải do Công ty cổ phần đầu tư Xuân Cầu – Lạch Huyện làm chủ đầu tư. Dự án sẽ được khởi công vào đầu năm 2022, hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025; Giai đoạn 2 vào năm 2030 và giai đoạn 3 vào năm 2033. Khi dự án được đi vào hoạt động sẽ thu hút khoảng 40.000 – 50.000 lao động.

Dự án được thiết kế với đầy đủ công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kết nối giao thông, tiện ích công cộng, các công trình phụ trợ đảm bảo môi trường, phòng chống cháy nổ, các dịch vụ liên quan khác phục vụ hoạt động của khu công nghiệp, khu Phi thuế quan...

Phát biểu tại lễ trao giấy chứng nhận đầu tư, ông Tô Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Xuân Cầu – Lạch Huyện vui mừng cho biết, sự kiện ngày hôm nay đánh dấu kết quả của quá trình gần 10 năm khảo sát, nghiên cứu và thực hiện các thủ tục đầu tư. Đây là cơ sở giúp cho dự án chuyển sang giai đoạn đầu tư, xây dựng, sẵn sàng đón các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Với gần 6km chiều dài tiếp giáp hệ thống cảng Lạch Huyện, Khu phi thuế quan – Logistics và Công nghiệp Lạch Huyện có vị trí thuận lợi để phát triển tối đa lợi thế từ việc áp dụng quy chế Khu Phi thuế quan để thu hút đầu tư. Các doanh nghiệp Logistics sẽ được áp dụng quy chế như đối với các kho ngoại quan, kho bảo thuế, kho CFS, ICD...; các doanh nghiệp sản xuất được áp dụng quy chế như doanh nghiệp chế xuất...

Ông Tô Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Xuân Cầu - Lạch Huyện phát biểu tại buổi lễ

Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ áp dụng ưu đãi đầu tư tốt nhất dành cho các doanh nghiệp, bao gồm: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 10% trong 15 năm từ khi có doanh thu; Miễn thuế xuất nhập khẩu hàng hóa xuất khẩu từ khu Phi thuế quan ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu Phi thuế quan và hàng hóa luân chuyển giữa các Khu Phi thuế quan; Miễn thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng mua bán nước ngoài và giữa các khu phi thuế quan, hàng hóa dịch vụ và hoạt động xây dựng lắp đặt công trình trong Khu phi thuế quan.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư vào dự án bên cạnh các ưu đãi về thuế thì còn được đơn giản được các thủ tục hải quan..., giúp tối ưu hóa chi phí và thời gian sản xuất kinh doanh. Đồng thời, chủ đầu tư sẽ hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư trong quá trình cấp phép đầu tư, xây dựng, sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện, nước, viễn thông, xử lý nước thải, rác thải...

Ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban HEZA khẳng định, để đón đầu cho sự phục hồi kinh tế và sẵn sàng tiếp nhận các luồng vốn đầu tư sau đại dịch thì việc nhanh chóng đưa khu vực Lạch Huyện, gồm các cầu cảng mới và Dự án Dự án Khu Phi thuế quan - Logistics và Công nghiệp Lạch Huyện vào hoạt động sẽ có ý nghĩa rất lớn, góp phần vào sự phát triển của kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung. Trong 10 năm qua, khu vực cảng biển Hải Phòng có lượng hàng hoá thông qua tăng khoảng 600%. Năng lực cảng biển của Hải Phòng sẽ ngày càng phát triển với việc đầu tư, phát triển khu vực cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, quy mô 23 bến cảng nước sâu có thể tiếp nhận cỡ tàu 100.000 DWT, tổng năng lực thông qua 118 triệu tấn hàng/năm.

Theo định hướng phát triển của chủ đầu tư, Khu Phi thuế quan Xuân Cầu – Lạch Huyện sẽ thu hút Dự án đầu tư trong nhiều lĩnh vực, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghệ cao, xây dựng kho bãi, logistic... Dự án dự kiến sẽ bàn giao mặt bằng cho khách hàng bắt đầu từ tháng 1/2023.

Nam Định xin bổ sung 12.000 MW điện gió ngoài khơi vào quy hoạch

UBND tỉnh Nam Định đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh bổ sung Dự án điện gió ngoài khơi tỉnh Nam Định vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

Lý giải sự cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung Dự án điện gió ngoài khơi tỉnh Nam Định vào Quy hoạch điện, lãnh đạo tỉnh Nam Định cũng cho rằng điều đó là để giảm bớt việc sử dụng và khai thác nguồn nguyên liệu hoá thạch đang cạn kiệt, giảm khí thải nhà kinh, chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió,  điện mặt trời..., nhằm chống biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và góp phần  phát triển bền vũng tại địa phương. 

Việc bổ sung Dự án cũng là hết sức cần thiết, góp phần đáp ứng nhu cầu cung cấp điện để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương cũng như trong khu vực.

Quy mô Dự án điện gió ngoài khơi tỉnh Nam Định được đề nghị bổ sung lên tới 12.000 MW và được chia làm 4 giai đoạn. 

Cụ thể, giai đoạn 1 từ 2021-2025 có công suất 2.000 MW; giai đoạn 2 từ 2025-2030 có công suất 3.000 MW, giai đoạn 3 từ 2030-2035 có công suất là 3.500 MW và giai đoạn 4 từ 2035 - 2045 có quy mô 3.500 MW. 

Cũng để phục vụ cho dự án này, tỉnh cũng đề nghị xây dựng mới trạm biến áp và đường dây 500 kV phù hợp với quy mô công suất của nhà máy và đấu nối vào lưới điện quốc gia.

Tỉnh Nam Định có khoảng 72 km bờ biển. 

Đồng Nai xin đứng ra đầu tư PPP 2 tuyến đường sắt trị giá 100.000 tỷ đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa có công văn số 15109/UBND – KTN gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất giao cho tỉnh này làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện Dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – sân bay Long Thành và Dự án đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu.

Theo đó, Dự án tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – sân bay Long Thành có điểm đầu tại ga Thủ Thiêm,Tp Thủ Đức, Tp HCM, điểm cuối tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tuyến có chiều dài 37,5km, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 40.566 tỷ đồng; hình thức đầu tư dự kiến là PPP.

Dự án tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu có điểm đầu tại ga Trảng Bom (Khổ đường 1.435mm) huyện Trảng Bom , tỉnh Đồng Nai; điểm cuối tại cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải. Dự án có chiều dài 65km, tổng mức đầu tư 50.822 tỷ đồng; hình thức đầu tư dự kiến là PPP. 

Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, sau khi được sự chấp thuận của Thủ tướng giao nhiệm vụ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện 2 dự án, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ khẩn trương tiến hành lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, phối hợp cùng các Bộ, ngành và các địa phương liên quan đến 2 dự án triển khai thực hiện dự án, sớm đưa vào khai thác đồng bộ với tiến độ của Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào năm 2025.

Được biết, Dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – sân bay Long Thành và Dự án đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu đều nằm trong danh mục quốc gia kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 – 2025 được Thủ tướng ban hành vào ngày 1/11/2021.

“Việc đầu tư sớm 2 dự án này là rất cấp bách nhằm gia tăng kết nối và giảm thiểu áp lực với hệ thống giao thông đường bộ khi sân bay Long Thành hoàn thành vào năm 2025”, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai nhận định.

Kon Tum: Đầu tư 6 thuỷ điện vừa và nhỏ trong năm 2022

UBND tỉnh Kon Tum cho biết trong năm 2022 sẽ có 6 thuỷ điện công suất vừa và nhỏ dự kiến được triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Theo UBND tỉnh Kon Tum, hiện nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 81 vị trí thủy điện vừa và nhỏ được phê duyệt quy hoạch, tổng công suất lắp máy 870,6MW.

Trong đó, hiện có 28 Dự án đã hoàn thành có tổng công suất 329,4 MW; 12 dự án thực hiện báo cáo khởi công xây dựng có tổng công suất 193,1 MW; 37 dự án đang lập dự án đầu tư xây dựng có tổng công suất 328,6 MW; 4 vị trí công trình chưa có chủ trương đầu tư có công suất là 19,5 MW.

Theo tiến độ thực hiện thủ tục đầu tư các dự án thủy điện vừa và nhỏ, dự kiến trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum khởi công xây dựng 6 dự án có tổng công suất 67,4MW gồm Đăk Lô 1, Đăk Lô 3, Đăk Lô 4, Thượng Nam Vao, Nam Vao 2, Đăk Toa. Thời gian thi công xây dựng của các dự án thủy điện trên là khoảng 24 - 30 tháng hoàn thành, vận hành phát điện.

Ông Lê Như Nhất, Giám đốc Sở Công thương Kon Tum cho biết:“ Việc thực hiện đầu tư xây dựng 6 dự án thủy điện vừa và nhỏ này là phù hợp với quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc trên địa bàn tỉnh Kon Tum, quy hoạch phát triển điện lực được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện UBND tỉnh Kon Tum cũng đã có báo cáo với Bộ Công Thương về thời gian dự kiến sẽ khởi công các thuỷ điện này.”

Sóc Trăng thu hút vốn đầu tư tăng 26% so với cùng kỳ

Trong năm 2021, tỉnh Sóc Trăng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/quyết định chủ trương đầu tư cho 18 dự án với tổng vốn đăng ký trên 25 nghìn tỷ đồng.

Năm 2021, dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống kinh tế - xã hội, đã làm ảnh hưởng phần nào đến kế hoạch triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, Tỉnh đã triển khai các chương trình xúc tiến, thu hút đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình mới, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh nhà.

Trong năm, tỉnh Sóc Trăng đã tiếp và làm việc với 90 lượt nhà đầu tư đến tìm hiểu, đăng ký thực hiện các Dự án đầu tư, qua đó đã cấp đăng ký đầu tư cho 18 dự án (giảm 03 dự án so với cùng kỳ năm 2020), với tổng vốn đăng ký trên 25 nghìn tỷ đồng (tăng 26% so cùng kỳ).

Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng làm việc với Tập đoàn Bamboo Capital

Thời gian tới, trong bối cảnh vẫn còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tỉnh Sóc Trăng sẽ đổi mới cách tiếp cận xúc tiến, kêu gọi đầu tư nhằm khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh, tăng cơ hội thành công cho doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã đầu tư duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua các giải pháp cụ thể như sau:

Tỉnh sẽ đẩy mạnh tổ chức xúc tiến đầu tư trực tiếp, gián tiếp thông qua các hình thức mới như trực tuyến, gửi tài liệu, thông tin về tiềm năng, lợi thế của tỉnh; xây dựng danh sách các nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm để chủ động tiếp xúc vận động và kêu gọi đầu tư vào tỉnh.

Coi cải thiện môi trường đầu tư là trọng tâm trong công tác xúc tiến đầu tư, lấy công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ làm hạt nhân. Song song với việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tỉnh sẽ chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc chăm sóc, hỗ trợ các nhà đầu tư hiện hữu trong suốt quá trình triển khai dự án cho đến khi đi vào hoạt động, qua đó tạo lập niềm tin đối với nhà đầu tư về tỉnh Sóc Trăng - một điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn.

Ngoài ra, tỉnh sẽ nghiên cứu, rà soát các quy hoạch ngành, lĩnh vực, đặc biệt quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn, khả thi làm cơ sở để thu hút các dự án đầu tư; đồng thời, chuẩn bị các điều kiện pháp lý, thủ tục đầu tư đảm bảo các dự án có thể triển khai ngay khi lựa chọn được nhà đầu tư.

Tăng cường cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư của các sở ngành, UBND cấp huyện; tăng cường công tác tư vấn, cung cấp thông tin và hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện đầu tư, sản xuất kinh doanh tại tỉnh.

Tỉnh sẽ tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng năm 2022, tạo cơ hội giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Sóc Trăng để thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm chung tay phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

Trong thời gian tới, tỉnh Sóc Trăng sẽ ưu tiên thu hút đầu tư các dự án trọng điểm như sau:

Các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến.

Đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp (Khu công nghiệp Sông Hậu, Khu công Nghiệp Mỹ Thanh, Khu công nghiệp Đại Ngãi), các cụm công nghiệp với các ngành nghề chế biến nông thủy sản, may mặc, công nghiệp phụ trợ.

Du lịch sinh thái, năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời).

Cảng biển nước sâu Trần Đề và các khu dịch vụ hậu cần cảng.

Đồng Tháp triển khai 25 công trình giao thông trọng điểm đến năm 2025

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Kế hoạch 342/KH-UBND thực hiện các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025 gồm 25 dự án, trong đó có 12 dự án chuyển tiếp.

Theo đó, đối với các tuyến Quốc lộ, tỉnh giao Sở Giao thông vận tải tiếp tục theo dõi, phối hợp, tham mưu UBND tỉnh đề nghị Trung ương đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ các trục giao thông Quốc lộ, cụ thể: hoàn thành tuyến tránh Quốc lộ 30 thành phố Cao Lãnh; đầu tư nâng cấp Quốc lộ N2B lên thành cao tốc; đầu tư mới tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh, tuyến cao tốc An Hữu - Cao Lãnh; phối hợp triển khai tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; tuyến Quốc lộ 30 đoạn Hồng Ngự - Dinh Bà; tuyến N1 đoạn qua tỉnh Đồng Tháp; kiến nghị nâng cấp đồng bộ các cầu tuyến Quốc lộ 30 Cao Lãnh - Hồng Ngự.

Đối với tuyến đường tỉnh: tiếp tục thực hiện hoàn thành các công trình trọng điểm, công trình chuyển tiếp giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời triển khai đầu tư công trình trọng điểm giai đoạn 2021 - 2025.

Về giao thông đô thị: tập trung đầu tư một số tuyến đường trục mang tính chất mở rộng không gian đô thị cho các đô thị lớn của tỉnh.

Đối với các tuyến vận tải thủy: tỉnh Đồng Tháp tiếp tục kiến nghị Trung ương đưa vào danh mục để sớm triển khai thực hiện cải tạo, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đường thủy nội địa kênh Mương Khai – Đốc Phủ Hiền.

Đáng chú ý về đường thủy nội địa: để khai thác hiệu quả tiềm năng vận tải thủy trên địa bàn, tỉnh thực hiện theo phân cấp quản lý và rà soát, tích hợp quy hoạch hệ thống giao thông thuỷ vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với tình hình từng địa phương.

Trong đó, hệ thống cảng: duy trì hoạt động các cảng hiện có và kiến nghị với Trung ương xây dựng mới và nâng cấp các cảng ở Sông Tiền và Sông Hậu đạt chuẩn cho tàu 5.000-10.000 DWT. Kêu gọi đầu tư xây dựng cảng Thường Phước - Hồng Ngự, cảng Lấp Vò đạt chuẩn cho tàu 5.000 DWT.

Các bến thủy nội địa: Địa phương kêu gọi đầu tư bến tàu khách du lịch tại các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Tích hợp quy hoạch hệ thống bến thủy nội địa cấp huyện, thành phố và các khu cụm công nghiệp vào quy hoạch tỉnh.

UBND tỉnh Đồng Tháp giao Sở Giao thông vận tải làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu UBND Tỉnh tổ chức thực hiện Kế hoạch này đảm bảo hiệu quả; xây dựng các dự án, kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh; theo dõi, đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện Kế hoạch.  

Cà Mau muốn đầu tư gần 40 dự án điện, quy mô hơn 23.000 MW

Cho biết có nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu, nghiên cứu, tỉnh Cà Mau cũng trình Bộ Công thương đề xuất bổ sung vào Quy hoạch điện 37 dự án điện các loại.

Trong số này có 4 Dự án điện khí với tổng công suất 10.700 MW. Tỉnh Cà Mau cũng cho biết, với đường bờ biển dài, nhiều cửa biển và các hòn đảo xung quanh khiến thuận lợi để xây dựng kho, cảng, đường ống dẫn khí và hệ thống kho nổi (FSRU) phát triển điện khí.

Hiện nguồn cung khi cho 2 Nhà máy điện Cà mau 1 &2 chỉ đáp ứng được 67% tổng công suất vận hành nên cần phải bổ sung nguồn khí nhập khẩu.

Tỉnh này cũng đã được phê duyệt kho cảng nhập khẩu LNG với công suất 1 triệu tấn/năm bắt đầu vận hành năm 2022-2025 và sau năm 2025 tăng lên 2 triệu tấn/năm.

Để phát huy tiềm năng và lợi thế về điện khí, giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung khi, UBND tỉnh Cà Mau đã kiến nghị đầu tư 4 dự án điện khí LNG như nói trên.

Cụ thể là Dự án điện khí Cà Mau 3 có công suất 1.500 MW; Dự án điện khí Tân Thuận có công suất 3.200 MW; Dự án điện khí Sông Đốc có công suất 3.000 MW và Dự án điện khí LNG cùng hệ thống FSRU có quy mô 3.000 MW.

Với điện gió, do có 3 mặt giáp biển, tốc độ gió trung bình là 6-7 m/giây ở độ cao 80 – 100 mét, tỉnh Cà Mau cũng đề nghị bổ sung 24 dự án với tổng công suất 12.018 MW. Trong số này có 6 dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất 8.500 MW và 18 dự án điện gió gần bờ với tổng công suất là 3.518 MW.

Cũng cho rằng có đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt cao, số giờ nắng là hơn 2.000 giờ/năm, việc phát triển điện mặt trời cũng được tỉnh Cà Mau chú ý.

Tỉnh hiện đã mời gọi nhà đầu tư Dự án Kè giảm sóng kết hợp điện mặt trời, nuôi trồng thuỷ hải sản và khôi phục rừng ngập mặn tại bãi triều của bờ biển phía Tây tỉnh Cà Mau.

Ngoài ra với khoảng trên 300.000 ha đất nuôi trồng thuỷ sản đã được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm tới đề xuất làm điện mặt trời kết hợp nuôi trồng thuỷ sản.

Vì vậy tỉnh này cũng đề nghị bổ sung 9 dự án điện mặt trời với công suất 2.846 MW vào quy hoạch điện.

Cần Thơ phê duyệt xây dựng đường tỉnh 918 (giai đoạn 2) vốn trên 700 tỷ đồng

UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 3664/QĐ-UBND phê duyệt dự án đường Tỉnh 918 (giai đoạn 2), có chiều dài 6,27 km, với tổng mức đầu tư trên 700 tỷ đồng.

Dự án có điểm đầu kết nối với đường Võ Văn Kiệt tại nút giao với đường Huỳnh Phan Hộ, điểm cuối kết nối vào điểm cuối của dự án đường Tỉnh 918 giai đoạn 1, cách cầu Lộ Bức khoảng 160 m. Tổng chiều dài dự án 6,27 km, gồm 02 đoạn: Đoạn 1 điểm đầu tại vị trí nút giao thông Huỳnh Phan Hộ - Võ Văn Kiệt, điểm cuối giao với Quốc lộ 91B tại lý trình km8-177 dài 2,14 km; đoạn 2 điểm đầu tại vị trí của đoạn 1, điểm cuối kết nối vào đường Tỉnh 918 giai đoạn 1 dài 4,13 km.

Đây là công trình giao thông cấp II. Toàn tuyến được thiết kế cấp kỹ thuật đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h, đoạn khó khăn triết giảm vận tốc thiết kế 60km/h (theo Tiêu chuẩn TCVN 4054:2005 đường ô tô - yêu cầu thiết kế).

Mặt cắt ngang đường (đoạn từ Võ Văn Kiệt đến Quốc lộ 91B) xây dựng 01 đơn nguyên (bên phải) theo quy hoạch, bề rộng mặt đường 7,0 m, bề rộng lề gia cố 2x2=4,0 m, bề rộng lề không gia cố 2x0,5=1,0m, bề rộng nền đường 12m. Mặt cắt ngang đường (đoạn từ Quốc lộ 91B đến cuối tuyền) xây dựng theo quy hoạch, bề rộng mặt đường 7m, bề rộng lề gia cố 2x2=4 m, bề rộng lề không gia cố 2x0,5=1 m, bề rộng nền đường 12 m.

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ làm chủ đầu tư. Địa điểm xây dựng tại quận Bình Thủy và huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ. Diện tích đất sử dụng khoảng 15,689 ha. Diện tích đất giải phóng mặt bằng 156.893 m2.

Tổng mức đầu tư  của dự án hơn 700 tỷ đồng. Trong đó, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 223.183.025.983 đồng, chi phí xây dựng 413.423.110.579 đồng, chi phí quản lý dự án 5.501.909.923 đồng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 17.294.364.519 đồng, chi phí khác 8.032.036.796 đồng và chi phí dự phòng 32.690.811.125 đồng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác

Tiến độ thực hiện dự án năm 2021-2024.

Mục tiêu đầu tư dự án nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển, phát triển kinh tế - xã hội của quận Bình Thủy, huyện Phong Điền. Hoàn thành một phần cơ sở hạ tầng giao thông khu vực bằng việc kết nối thông suốt giữa Quốc lộ 91, Quốc lộ 91B, đường Tỉnh 923, đường Nguyễn Văn Cừ, Quốc lộ 61C, làm trợ lực vững chắc cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương hướng đến mục tiêu xây dựng TP. Cần Thơ trở thành thành phố hiện đại và văn minh, đây là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế, góp phần phát triển các khu vực lân cận trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ GTVT đồng thuận với phương án xây vành đai 3 TP.HCM bằng vốn đầu tư công

Tuyến vành đai 3 TP.HCM sẽ được đề xuất đầu tư trước 76,34 km với quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế và đường song hành hai bên với tổng mức đầu tư khoảng 83.290 tỷ đồng.

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ tham gia ý kiến phương án triển khai Dự án đầu tư đường vành đai 3 TP.HCM.

Hình minh họa

Cụ thể, Bộ GTVT đánh giá việc triển khai đầu tư đường vành đai 3 TP.HCM đã bị chậm so vớ iquy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nhu cầu sớm đầu tư khép kín đường vành đai 3 là hết sức cần thiết và cấp bách nên phương án triển khai đầu tư Dự án bằng nguồn vốn đầu tư công là phù hợp trong điều kiện hiện nay.

Do vậy, Bộ GTVT thống nhất với kiến nghị, đề xuất của UBND TP.HCM và đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao nhiệm vụ cho UBND TP.HCM là cơ quan chuẩn bị đầu tư dự án và triển khai đầu tư Dự án theo phương thức đầu tư công.

Theo báo cáo của UBND TP.HCM tại văn bản số 3923/UBND-DA, giai đoạn 1 Dự án xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM sẽ triển khai đầu tư 76,34 km với quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế và đường song hành hai bên, mỗi bên bố trí tối thiểu 2 làn xe.

Tổng mức đầu tư Dự án (chưa bao gồm lãi vay) khoảng 83.290 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB) 46.970,5 tỷ đồng.

UBND TP.HCM đã nghiên cứu 4 kịch bản đầu tư đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), gồm: đầu tư toàntuyến (bao gồm GPMB); đầu tư phần đường cao tốc và đường song hành (không bao gồm GPMB); sầu tư phần đường cao tốc (không bao gồm GPMB và đường song hành, có khống chế mức vốn Nhà nước tham gia không quá 50% và khống chế thời gian hoàn vốn 29 năm).

Đồng thời, UBND TP.HCM cũng đã phân tích ưu, nhược điểm của các kịch bản đầu tư và nhận định: huy động từ nguồn vốn tư nhân khoảng 15.411 tỷ đồng, chỉ chiếm 18% so với tổng mức đầu tư; thời gian hoàn vốn kéo dài, khó thu hút nhà đầu tư; việc đầu tư đường vành đai 3 theo phương thức PPP, sử dụng nguồn vốn ngân sách của các địa phương để thực hiện công tác GPMB là rất khó khăn, không thể thực hiện trong giai đoạn 2021-2026.

Do vậy, trên cơ sở kết quả thống nhất với UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, UBND TP.HCM kiến nghị đầu tư khép kín đường vành đai 3 (76,34 km) từ nguồn ngân sách Trung ương (Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội), khoảng 83.290 tỷ đồng.

Trong trường hợp không cân đối đủ toàn bộ kinh phí, UBND TP.HCM đề xuất thực hiện trước việc GPMB, phần đầu tư xây dựng sẽ do các địa phương chủ động nghiên cứu đầu tư phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính ph ủgiao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư Dự án cho UBND TP.HCM.

Hải Dương thu hồi hơn 4.500 ha đất để thực hiện 696 dự án giao thông

UBND tỉnh Hải Dương vừa đề nghị HĐND tỉnh thu hồi 4.508,48 ha đất để thực hiện các dự án, công trình năm 2022 trên địa bàn tỉnh.

Tại Kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh khóa XVII, UBND tỉnh Hải Dương đã có tờ trình về việc đề nghị HĐND tỉnh chấp thuận thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ để thực hiện các Dự án, công trình năm 2022 trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, UBND tỉnh Hải Dương đề nghị thu hồi 4.508,48 ha đất để thực hiện 696 dự án, công trình phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, cho phép chuyển mục đích sử dụng 1.453,59 ha đất trồng lúa và 18,63 ha đất rừng phòng hộ để thực hiện 665 dự án, công trình trên địa bàn tỉnh.

Hải Dương thu hồi hơn 4.500 ha đất làm 696 dự án. Ảnh: Thành Chung

Nhiều dự án, công trình cần diện tích thu hồi đất lớn như các cụm công nghiệp: Bình Giang I (Bình Giang), Hưng Long - Tân Phong (Ninh Giang), Tân Phong - Hưng Thái (Ninh Giang)…, mỗi cụm công nghiệp cần thu hồi 75 ha. Cụm công nghiệp Quang Trung cần thu hồi 76,77 ha; cụm công nghiệp Thất Hùng (đều ở Kinh Môn) 60 ha.

Một số dự án đường giao thông có diện tích thu hồi đất lớn là đường trục DH02 Tân Quang - Vĩnh Hòa (Ninh Giang) cần thu hồi 72 ha; tuyến đường bao đê sông từ Phả Lại đến Hoàng Tiến (TP Chí Linh) 65 ha; tuyến đường cầu Bình 2 (đường nối đường dẫn cầu Hàn đến quốc lộ 18 TP Chí Linh qua địa bàn huyện Nam Sách) 45 ha; đường vào dự án FLC, kết nối từ quốc lộ 18 đến đường 398B (TP Chí Linh) 40 ha.

Các dự án khu dân cư, khu du lịch có diện tích đất cần thu hồi lớn là khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao và vui chơi giải trí hồ Bến Tắm (TP Chí Linh) 75 ha; khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Ninh Giang 68,3 ha; khu đô thị mới phía Tây thị trấn Thanh Miện (Thanh Miện) 45 ha; khu dân cư du lịch Cẩm Đông (Cẩm Giàng) 53,3 ha; khu dân cư thương mại thôn Đông Giao (Cẩm Giàng) 43,09 ha; khu đô thị Central Park tại thị trấn Nam Sách và Đồng Lạc (Nam Sách) 39,4 ha…

Một số dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa lớn là khu hành chính - dân cư - dịch vụ huyện Bình Giang 9,8 ha; cầu Cậy và đường dẫn hai đầu cầu (Bình Giang) 9,22 ha; khu dân cư mới xã Yết Kiêu - Gia Hòa (Gia Lộc) 9,3 ha; quy hoạch khu dân cư mới thôn Vé và thôn Giâm Me, xã Đồng Tâm (Ninh Giang) 9,7 ha; khu công viên cây xanh khu vực sông Sồi (Tứ Kỳ) 9,5 ha; dự án đầu tư xây dựng khu dân cư mới xã Ngọc Sơn (TP. Hải Dương) 9,93 ha...

Lý do thu hồi đất được đưa ra là để phù hợp với quy hoạch sử dụng đất năm 2030, đối với một số dự án giao thông ở TP Chí Linh thì việc thu hồi để xây dựng và phát triển thành phố 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và phương án điều chỉnh quy hoạch chung TP Chí Linh đến năm 2040.

Hé lộ danh mục 6 dự án giao thông nhận vốn từ Chương trình phục hồi kinh tế

Trong danh mục 6 dự án hạ tầng giao thông do Bộ GTVT chủ trì thực hiện dự kiến nhận vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội có tới 5 dự án cao tốc.

Theo thông tin của baodautu.vn, Bộ GTVT vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc hoàn thiện phương án bố trí vốn các Dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ GTVT cho biết là căn cứ báo cáo của Chính phủ và kết luận của Chủ tịch Quốc hội, Bộ GTVT có 6 dự án sử dụng nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gồm: cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025; cao tốc An Hữu – Cao Lãnh; cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột và cầu Đại Ngãi.

Các dự án này đều đã hoàn thành việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo hình thức PPP hoặc sử dụng vốn vay ODA, nếu nhận được đầy đủ vốn thì có khả năng hoàn thành vào năm 2025.

Tổng nhu cầu sử dụng vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của 6 dự án do Bộ GTVT chủ trì thực hiện nói trên là 120.746 tỷ đồng, trong đó: năm 2022 là 2.250,5 tỷ đồng, năm 2023 là 49.206 tỷ đồng, năm 2024 là 69.289,5 tỷ đồng. Năm 2025 từ kế hoạch trung hạn đã phân bổ là 76.662,1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy tiến độ đầu tư các dự án ngành GTVT phụ thuộc rất lớn vào nhiều yếu tố như: tiến độ GPMB (đối với các dự án nhóm A trở lên thường mất tối thiểu 2-3 năm); điều kiện cung cấp vật liệu, điều kiện địa chất công trình, điều kiện thời tiết của các vùng miền; năng lực thực hiện của các chủ thể (chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu).

Thực tế, hiện nay bình quân mỗi năm Bộ GTVT giải ngân khoảng 35.000-43.000 tỷ đồng; nếu không kể phần trả nợ đọng, trả BT, hoàn ứng kế hoạch... năm 2021 giải ngân khoảng 33.000 tỷ đồng.

Với kế hoạch trung hạn đã được phân bổ hiện nay, các năm 2023, 2024, 2025 Bộ GTVT phải giải ngân bình quân mỗi năm khoảng 70.000 tỷ.

Chính vì vậy, Bộ GTVT cho rằng, khi sử dụng thêm nguồn vốn từ Chương trình cần phải có một số cơ chế, chính sách đặc thù, cùng nỗ lực quyết tâm lớn của các bộ, ngành, địa phương mới có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Cụ thể, Bộ GTVT kiến nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét cho phép thời gian bố trí vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được bố trí từ năm 2022 đến hết năm 2025.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đề nghị được phép chỉ định thầu các gói thầu tư vấn; cho phép chủ đầu tư Tiểu dự án GPMB được áp dụng hình thức chỉ định thầu thực hiện các nhiệm vụ nhằm di dời công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án.

Bên cạnh đó, công tác quản lý, cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được thí điểm việc không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với trường hợp nhà thầuthi công xây dựng được cấp quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đất, cát, đá) mà sản phẩm khai thác chỉ sử dụng cho các dự án giao thông sử dụng vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, Bộ GTVT kiến nghị giao nhiệm vụ cụ thể cho các địa phương có dự án đi qua chịu trách nhiệm hoàn thành cơ bản công tác GPMB (90%) trong vòng 1 năm kể từ thời điểm nhận bàn giao cọc GPMB.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: