Chia sẻ nỗi lo với người bạn đi cùng,ắcbệnhlậuởhầuhọngsaubuổiđkết quả sparta rotterdam N. khăng khăng cho rằng mình không quan hệ xâm nhập thì không thể lây bệnh được. Tân sinh viên hốt hoảng lên mạng tìm kiếm thông tin. Khám cho bệnh nhân N., bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương thấy họng đỏ, sưng hạch vùng cổ. Dù triệu chứng không đặc hiệu, nhưng qua khai thác tiền sử có nguy cơ, bác sĩ chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó có lậu ở hầu họng. Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục gặp ở cả nam và nữ, có thể gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục ngoài như hậu môn, trực tràng và đặc biệt là họng miệng. Đây là bệnh lây nhiễm phổ biến ở người trong độ tuổi quan hệ tình dục trong đó có thanh, thiếu niên tuổi từ 15-24. Đau vùng hầu họng là triệu chứng chung có thể gặp ở cả hai giới nếu mắc lậu họng. 30% bệnh nhân đi khám bệnh xã hội tuổi từ 15-24 BS Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng phòng Đào tạo Bệnh viện Da liễu Trung ương, nhận định so với trước, gần đây lứa tuổi bệnh nhân đến khám vì các bệnh xã hội (như bệnh lậu) đa dạng hơn. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm nay, Bệnh viện này tiếp nhận gần 3.100 ca mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục đến khám và điều trị. 30% trong số đó là các bệnh nhân từ 15-24 tuổi (gần 1.000 ca). Theo bác sĩ Tuyến, có nhiều căn nguyên gây nên các bệnh qua đường tình dục này, có thể là vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Trong nhóm vi khuẩn, ba tác nhân hay gặp nhất là giang mai, lậu, chlamydia. Trong khi virus Herpes và HPV là hai tác nhân hay gặp nhất trong nhóm virus, gây tổn thương mụn nước, sùi tương ứng. Trong các bệnh nhân từ 15-24 tuổi đến khám, chẩn đoán mắc các bệnh lây qua đường tình dục, bác sĩ Tuyến nhận thấy có 3 nhóm chính, điểm chung là họ đều có tâm lý lo lắng sau hành vi quan hệ tình dục không an toàn, nguy cơ mắc bệnh cao. Thứ nhất, bệnh nhân không có biểu hiện, triệu chứng nhưng vì lo nên vẫn muốn kiểm tra, xét nghiệm, tầm soát bệnh. Thứ hai, bệnh nhân có triệu chứng như tiểu buốt, tiểu dắt, tiết dịch, sùi... đường tiết niệu, sinh dục, hậu môn, miệng họng... nên đi khám. Cuối cùng, một số bệnh nhân dù không có triệu chứng nhưng sau khi có hành vi nguy cơ, lên mạng tìm hiểu thông tin, nhầm lẫn triệu chứng của bệnh lý khác hoặc tự cho rằng mình có triệu chứng bệnh nên đi khám. “Có bệnh nhân phát hiện trên người có vài nốt ban, sẩn ngứa, chuỗi hạt ngọc ở vành bao quy đầu thì lo lắng. Trước đấy bệnh nhân có thể không để ý nhưng sau khi có hành vi quan hệ không an toàn, nghĩ đó là biểu hiện của lây truyền qua đường tình dục nên lo lắng đến khám” – bác sĩ Tuyến cho hay. Chia sẻ với VietNamNet, bác sĩ Tuyến nói hầu như buổi khám nào chị cũng gặp bệnh nhân đến khám vì các bệnh lây qua đường tình dục này, đầy đủ cả nam và nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ nam giới đi khám chiếm cao hơn, do biểu hiện lâm sàng của phái nam rõ ràng, rầm rộ và dễ nhận biết hơn so với sự âm thầm, mờ nhạt trong triệu chứng ở nữ. Khám các bệnh xã hội cho các bệnh nhân tuổi từ 15-24 cũng có sự khác biệt so với các lứa tuổi khác.Theo nữ bác sĩ, không ít trường hợp, nhất là bệnh nhân lứa tuổi học sinh, được bố mẹ đưa đi khám vì lo lắng bất thường tuổi dậy thì. “Nhiều trường hợp con có biểu hiện mắc bệnh hoặc nhiễm trùng lây qua đường tình dục như tổn thương sùi sinh dục, nhưng bệnh nhân không thừa nhận đã từng quan hệ. Một số khác, đặc biệt với bệnh nhân nữ, bố mẹ kiên quyết cho rằng con còn nhỏ tuổi, không thể quan hệ tình dục được nên phản ứng khá gay gắt với con và với bác sĩ”, vị bác sĩ chia sẻ. Để xử lý những tình huống này, các bác sĩ sẽ gặp riêng bệnh nhân và người nhà để khám, tư vấn. Lúc này, bệnh nhân mới “khai” từng quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng không an toàn. “Việc tư vấn cho các bạn trẻ dưới 18 tuổi rằng không nên giấu bố mẹ là điều cần thiết. Bởi đây là nhóm bệnh lý nhạy cảm, cần được sự chia sẻ cũng như sự chấp thuận của bố mẹ trong quá trình thăm khám và điều trịđể mang lại hiệu quả tốt nhất. Chúng tôi đồng thời sẽ nói chuyện với phụ huynh để hiểu và đồng hành cùng con” – BS Tuyến cho hay. Quan hệ tình dục không an toàn là một trong số con đường chủ yếu lây truyền bệnh xã hội. Ngoài ra, các bác sĩ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từng tiếp nhận các ca bệnh lây qua đường từ mẹ truyền sang con (như bệnh giang mai, lậu) trong quá trình sinh nở, hoặc lây qua đường tiếp xúc, chăm sóc hàng ngày, tuy nhiên số lượng này hãn hữu. Bệnh 'nhạy cảm' lây qua đường tình dục có điều trị được không?Phát hiện 'vùng kín' có những triệu chứng bất thường, lo lắng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng nhiều người loay hoay không biết khám ở đâu, bệnh có điều trị khỏi không? |