【uk88 top】Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hộ tịch
Cần thận trọng khi “số hóa” công dân
Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu,ỦybanThườngvụQuốchộichokiếnvềdựnLuậtHộtịuk88 top trong phiên họp sáng nay, 13-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và cho ý kiến về dự án Luật Hộ tịch.
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Dự thảo Luật Hộ tịch gồm 9 chương và 86 điều, quy định nguyên tắc, nội dung, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong đăng ký hộ tịch; sổ bộ hộ tịch, sổ hộ tịch cá nhân, cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý hộ tịch.
Trong số những điểm mới quan trọng của dự thảo luật có việc lập sổ bộ hộ tịch và cấp sổ hộ tịch cá nhân cho công dân. Nhằm khắc phục tình trạng dữ liệu hộ tịch của cá nhân bị phân tán do được ghi vào nhiều loại sổ, gây khó khăn trong quản lý và không kết nối được với nhau, cũng như tạo thuận lợi cho người dân, dự thảo Luật quy định chỉ thiết lập 01 loại sổ là Sổ bộ hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch (do Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trực tiếp quản lý). Sổ bộ hộ tịch được lập và quản lý tại nơi công dân đăng ký khai sinh – đồng thời cũng là nơi quản lý hộ tịch gốc của công dân.
Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho người dân, dự thảo Luật quy định các sự kiện hộ tịch phát sinh sau khi đăng ký khai sinh (như kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch…) không bắt buộc phải đăng ký tại nơi quản lý Sổ bộ hộ tịch, mà người dân có thể yêu cầu đăng ký tại nơi cư trú của mình. Trong trường hợp này, sau khi đăng ký, Hộ tịch viên phải thông báo về nơi quản lý hộ tịch gốc (nơi đăng ký khai sinh) để ghi vào Sổ bộ hộ tịch, đồng thời tích hợp vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Với phương thức đăng ký này, mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân cho dù được đăng ký ở các nơi khác nhau, đều được quy tụ vào nơi lưu giữ Sổ bộ hộ tịch.
Loại Sổ hộ tịch cá nhân được cấp cho công dân Việt Nam khi đăng ký khai sinh theo quy định của Luật mới; người dân tự giữ gìn bảo quản sổ để sử dụng khi cần thiết. Mọi dữ liệu hộ tịch trong Sổ hộ tịch cá nhân phải trùng khớp với Sổ bộ hộ tịch.
Đây là những tiền đề quan trọng để hình thành Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử quốc gia, phục vụ công tác quản lý dân cư, quản lý nhà nước và xã hội theo hướng hiện đại, bảo đảm thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác sử dụng.
Một điểm mới quan trọng khác là xây dựng số định danh công dân. Số định danh dùng để truy nguyên cá thể, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác. Tuy nhiên, để tránh gây xáo trộn, thì chỉ nên cấp số định danh cho công dân Việt Nam khi đăng ký khai sinh theo quy định của Luật mới.
Dự thảo Luật cũng quy định, cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử quốc gia được xây dựng và quản lý tại Bộ Tư pháp, nhằm tập hợp và quản lý thống nhất mọi dữ liệu hộ tịch của công dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Chính phủ quy định chi tiết việc xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đáp ứng yêu cầu sử dụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân, phục vụ quản lý nhà nước, quản lý xã hội trong tình hình mới.
Do có sự cải tiến về việc lập Sổ bộ hộ tịch và Sổ hộ tịch cá nhân như đã nêu trên, đồng thời nhằm tránh gây xáo trộn lớn trong đời sống nhân dân, dự thảo Luật quy định, các loại sổ hộ tịch từ trước tới nay hiện đang lưu giữ tại Ủy ban nhân dân các cấp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vẫn có giá trị pháp lý và là cơ sở để cấp giấy tờ hộ tịch theo yêu cầu của cá nhân; các giấy tờ hộ tịch của cá nhân được cấp trước ngày Luật có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý để chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân.
Như vậy, về nguyên tắc, việc lập Sổ bộ hộ tịch và cấp Sổ hộ tịch cá nhân chỉ thực hiện đối với những trường hợp đăng ký khai sinh kể từ ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực thi hành.
Thẩm tra sơ bộ dự luật, Thường trực Ủy ban Pháp luật quan tâm đến vấn đề cấp số định danh công dân. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, đa số ý kiến của Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với quy định của dự thảo Luật. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị làm rõ nội hàm của số định danh công dân thế nào, bao gồm những nội dung gì? Có bảo đảm được quyền bí mật đời tư không? “Cần làm rõ những điểm này để tiến tới mỗi người dân chỉ có một mã số quản lý duy nhất dùng chung cho các giấy tờ cá nhân do cơ quan nhà nước cấp, nếu không thì chỉ thêm tốn kém và gây thêm phiền hà cho người dân”, ông Phan Trung Lý nhận định.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng dự thảo Luật quy định số định danh công dân chỉ được cấp cho công dân Việt Nam "sinh ra kể từ ngày Luật này có hiệu lực", nghĩa là đối với hơn 87 triệu người dân sinh ra trước đó thì không được cấp số định danh và vẫn được quản lý theo cơ chế cũ. Như vậy, quy định mới về việc cấp số định danh công dân không phát huy được tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý. Ý kiến này đề nghị cân nhắc nếu không cấp số định danh được cho tất cả công dân thì sẽ không phát huy tác dụng. Do đó cần xây dựng một đề án khả thi trình Quốc hội vào một dịp thích hợp.
Nguồn: SGGPOL
相关推荐
- Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- Soi kèo góc Scotland vs Bồ Đào Nha, 1h45 ngày 16/10
- Soi kèo phạt góc Brazil vs Peru, 07h45 ngày 16/10
- Soi kèo phạt góc Uruguay vs Ecuador, 6h30 ngày 16/10
- Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- Soi kèo góc Panathinaikos vs Chelsea, 23h45 ngày 24/10
- Soi kèo góc Espanyol vs Sevilla, 2h00 ngày 26/10
- Soi kèo phạt góc Juventus vs Parma, 02h45 ngày 31/10