【kết quả giải úc】Nhiều ý kiến đóng góp xác đáng

时间:2025-01-11 06:28:39来源:88Point 作者:La liga

Qua hội nghị lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Luật Tín ngưỡng,ềukiếnđnggpxcđkết quả giải úc tôn giáo và Luật Về hội vừa được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức. Hội nghị đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp xác đáng của các đại biểu đối với dự thảo 2 văn bản luật này.

Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh: “Nên thay đổi cách phân loại các tổ chức hội” 

- Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 2, dự thảo Luật Về hội hiện nay phân thành hội có đăng ký và hội không đăng ký. Tuy nhiên, việc dự thảo quy định như vậy có thể gây khó hiểu và chưa bao quát được tính chất của các tổ chức hội. Theo tôi, chúng ta có thể phân loại thành các hội xã hội và hội chính trị. Ngoài ra, nhiều từ ngữ như “không vì mục đích lợi nhuận” từ Điều 1 đến Điều 3 trong dự thảo, được lặp đi lặp lại, về mặt kỹ thuật lập pháp, nên xem xét có từ ngữ thay thế hoặc lược bỏ để tránh việc gây trùng lắp. Bên cạnh đó, cần thiết có thể xem xét, bổ sung thêm một điều luật quy định về các chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với các tổ chức hội vào dự thảo. Bởi song song với các quy định về quyền và nghĩa vụ, chúng ta cũng nên quy định việc khen thưởng và kỷ luật, do hội là các tổ chức được thành lập nhằm mục tiêu thực hiện các chính sách về chính trị, văn hóa, xã hội, vì vậy thêm quy định về vấn đề này trong quá trình hình thành, thành lập, hoạt động của các hội là cần thiết. Mặt khác, quy định tại khoản 2, Điều 7 trong dự thảo hiện nay đối với tổ chức hội có đăng ký thì cán bộ, công chức, viên chức theo luật cán bộ, công chức,… không được tham gia vào việc thành lập ban vận động, tham gia quản lý, lãnh đạo… Theo tôi, quy định như thế có thể làm hạn chế các quyền thành lập hội đối với nhóm đối tượng này, thực tế có những hội mà Đảng và Nhà nước phải phân công đảng viên, cán bộ, công chức để tham gia lãnh đạo, quản lý… vì vậy, quy định của luật nên mở rộng ra nhằm phù hợp với thực tiễn tổ chức, hoạt động của các hội hiện nay. 

Bà Phạm Thanh Tuyền, Giám đốc Sở Tư pháp:

“Cần bổ sung đối tượng là người không quốc tịch”  

- Đối với dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo:  Tại Điều 5, về các hành vi bị nghiêm cấm, đối với các quy định tại khoản 4, 5 nên có sự điều chỉnh về kỹ thuật lập pháp, thay thế từ ngữ để phù hợp hơn với các văn bản luật khác. Ngoài ra, trong mục về hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài, do đây là lĩnh vực nhạy cảm, nếu có phát sinh các vấn đề sẽ rất phức tạp. Theo tôi, dự thảo nên quy định chi tiết, rõ hơn ở mục này, đồng thời, cần thiết bổ sung thêm đối tượng là người không quốc tịch, vì thực tế hiện nay có nhiều trường hợp là người không quốc tịch hoặc đã mất quốc tịch vẫn tham gia vào hoạt động tôn giáo. Bên cạnh đó, quy định tại khoản 3, Điều 48, nên bổ sung thêm cụm từ “tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết”, thực tế hiện nay cho thấy, có những trường hợp người có tôn giáo, kiều bào sinh sống ở nước ngoài có đóng góp, tham gia vào các hoạt động tôn giáo ở trong nước, do đó trong trường hợp khi có phát sinh tranh chấp dân sự có thể phải áp dụng các quy định trong công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế hoặc điều ước quốc tế, vì vậy việc dự thảo bổ sung thêm vấn đề này sẽ thể hiện được tính bao quát hơn.

Đối với dự thảo Luật Về hội: Về tên gọi, nên đổi thành Luật Tổ chức hoạt động hội hoặc tổ chức và hoạt động của hội, việc thay đổi như vậy sẽ đồng nhất đối với các luật hiện nay, trực tiếp và dễ hiểu hơn. Về các hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 3, Điều 8, theo tôi nên bổ sung thêm cụm từ “lợi dụng hoạt động hội” để rõ nghĩa hơn, đồng thời nên bỏ quy định tại khoản 9, Điều 8. Khoản 8, Điều 25 dự thảo, cũng có thể xem xét bãi bỏ do đã được các luật khác quy định, nếu dự thảo quy định thêm có thể gây trùng lắp, chồng chéo.

Ông Nguyễn Văn Tho, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: “Nên có sự phân cấp rõ ràng đối với tổ chức hội”

- Đối với dự thảo Luật Về hội, theo tôi nên bổ sung thêm tại khoản 1, Điều 2, quy định về hoạt động của hội phải thường xuyên, liên tục, có hiệu quả. Vì thực tế nếu ban hành luật sẽ có rất nhiều hội có thể thành lập, tuy nhiên sẽ có hội hoạt động không thực chất, hiệu quả. Việc quy định cụ thể sẽ giúp công tác quản lý nhà nước và mục tiêu hoạt động của các hội chặt chẽ và có thể tồn tại lâu dài. Bên cạnh đó, dự thảo cần bổ sung thêm quy định có bao nhiêu hội đặc thù, loại hình hội đặc thù là như thế nào? Việc dự thảo chưa có phân cấp thành lập hội, theo mô hình hội từ trung ương, tỉnh, thành phố, cấp huyện, xã,… sẽ gây khó khăn trong việc quản lý và gây trùng lắp. Đối với biên chế các tổ chức hội, nên quy định các tổ chức hội nào được giao biên chế hoạt động, vì thực tế đây là vấn đề vướng mắc đối với hoạt động của các tổ chức hội hiện nay. Về chính sách nhà nước đối với các hội, các hội có thực hiện dịch vụ công, dịch vụ mang lại thu nhập có được đăng ký hành nghề hay giảm miễn thuế hoặc có chính sách hỗ trợ hay không, cũng cần quy định rõ. Đối với cán bộ, công chức cơ quan nhà nước được phân công phụ trách công tác đối với các hội có đăng ký, dự thảo cũng nên quy định thêm về thù lao, phụ cấp và các chế độ chính sách như đối với cán bộ, công chức hành chính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, theo tôi, dự thảo luật nên quy định các điều luật chi tiết hơn, để có thể giảm việc phải ban hành thêm các nghị định, thông tư hướng dẫn, để từ đó sẽ giúp luật dễ đi vào cuộc sống.

ĐÌNH BẢO ghi nhận

相关内容
推荐内容