【du doan kg】Rộn ràng chợ tết
Không khí mua sắm nhộn nhịp tại các phiên chợ những ngày cuối năm ở thị xã Long Mỹ như mang hơi ấm của tiết xuân đến gần hơn với mỗi người,ộnrngchợtếdu doan kg mỗi nhà.
Tết này, cây “cành vàng lá ngọc” của cửa hàng chị Huê rất hút khách.
Thông thường, chợ Long Mỹ, thị xã Long Mỹ bắt đầu nhộn nhịp từ ngày 20 tháng Chạp trở đi. Càng gần đến ngày 30 tết, lượng người đi chợ tết càng đông vui, náo nhiệt. Ngoài sự đông đúc của dòng người mua sắm tết thì điều khác biệt của chợ tết so với ngày thường là hàng hóa được bày bán với số lượng nhiều hơn gấp 2-3 lần, phong phú về mẫu mã, chất lượng.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, hàng năm chị Lâm Kim Huê, tiểu thương bán hoa vải ở chợ Long Mỹ bắt đầu trữ hàng từ hơn một tháng trước. Do nắm bắt được thị hiếu của khách nên cửa hàng của chị luôn nhập về những mẫu hàng mới để bán, nhờ vậy mà lượng khách ủng hộ nhiều trong dịp tết năm nay. Chị Huê cho biết: “Bây giờ, đời sống của người dân mình ngày càng khấm khá, khách hàng luôn lựa chọn những mẫu hàng đẹp, mới dù giá có cao hơn chút ít. Khi mua hàng, người dân cũng cởi mở, phóng khoáng hơn trước nhiều lắm”.
Tính đến xuân này, chợ Long Mỹ cũng đã tròm trèm 110 tuổi, nằm trải dài theo tuyến sông Cái Lớn đến hơn 1km. Với ngần ấy thời gian hình thành và phát triển, hiện nay chợ Long Mỹ đã mở rộng quy mô với 3 nhà lồng chợ riêng biệt, thu hút hơn 1.000 hộ tiểu thương mua bán. Ông Trần Thanh Hùng, người dân địa phương khoe: “Chợ Long Mỹ bây giờ phát triển nhiều. Người dân muốn mua mặt hàng nào cũng có. Đường nội ô vào chợ được mở rộng, khang trang, nơi mua bán được sắp xếp ổn định, thông thoáng. Bây giờ chợ này xem như là một trung tâm mua sắm với đủ loại hàng hóa phong phú thu hút ngày càng nhiều tiểu thương đến mở rộng kinh doanh mua bán”.
Ngoài các khu chợ dân sinh thì các “chợ thời vụ” được hình thành trong dịp Tết Nguyên đán hàng năm như chợ hoa xuân, chợ dưa tết cũng là một điểm nhấn độc đáo, mang tính truyền thống của chợ tết ở thị xã Long Mỹ. Những ngày giáp tết, từ cầu Phú Xuyên phóng tầm mắt trên bờ sông Cái Lớn là hình ảnh rực rỡ sắc màu của chợ hoa xuân, với đủ loại trái cây miệt vườn để phục vụ cho mâm ngũ quả tạo nên bức tranh xuân mang đậm tính dân gian Nam bộ. Không biết các chợ dưa, chợ hoa có từ bao giờ, nhưng mỗi khi xuân về tết đến lòng người dân Long Mỹ lại nôn nao chút tình với những hình ảnh rất đỗi thân quen.
Như người ta thường nói, ở đâu có con người, ở đó có chợ. Hiện nay, ngoài chợ trung tâm thì trên địa bàn thị xã Long Mỹ đã hình thành và phát triển được 6 chợ vệ tinh ở các xã, phường. Tuy là chợ xã, nhưng vào những ngày cận tết, hình ảnh của người mua kẻ bán cũng tấp nập, đông vui; vì tết đến ai cũng mua sắm cho nhà cửa được sung túc. Chị Trần Kiều Anh, tiểu thương ở chợ Tân Bình, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, cho biết: “Gần mười năm nay, chợ được đầu tư xây mới nên thu hút hơn 20 tiểu thương buôn bán. Mặc dù không có quy mô như chợ trung tâm nhưng mặt hàng rất phong phú, giá cả phù hợp với nhu cầu của người dân vùng nông thôn”.
Mặc dù đã dần được “đô thị hóa” nhưng chợ tết ở các xã, phường xa trung tâm thị xã Long Mỹ vẫn còn hình ảnh tiểu thương bày bán các sản vật như một vài con gà, con vịt, dăm ba nải chuối, mớ rau từ vườn nhà để đem ra chợ tết. Những hàng đồ la di động của người bán dạo cũng rôm rả âm thanh chào mời khách. Thuê gian đất trống giữa chợ bày quần áo may sẵn, vợ chồng bà Nguyễn Thị Dung, ở khu vực Bình Thạnh B, phường Bình Thạnh, phấn khởi vì được khách hàng mua nhiều trong những ngày giáp tết. Bà Dung chia sẻ: “Gia đình tôi bán đồ la gần 20 năm nay, dịp tết này là bán đắt nhất. Chúng tôi bán đồ không cố định mà di chuyển hết xã này sang xã khác, phục vụ cho bà con vùng xa. Nơi nào bán được nhiều thì ở lại 2-3 ngày…”.
Vậy mới thấy chợ “quê” còn là điểm dừng chân của những người rong ruổi mưu sinh. Cái nét “quê” còn vương lại tại chợ xã ngày nay là cái đẹp riêng mộc mạc, gợi nhớ về chợ tết quê ngày trước. Ông Trần Minh Quang, Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ, cho biết: “Trong định hướng của thị xã Long Mỹ là tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ, tạo sự chuyển biến mới trong xây dựng kết cấu hạ tầng quan trọng gắn với xây dựng NTM và chỉnh trang đô thị. Hiện nay, địa phương đang tiếp tục kêu gọi đầu tư từ các công ty, doanh nghiệp vào địa bàn để nâng cấp hệ thống chợ xã, phường và trung tâm thương mại, khuyến khích phát triển các loại hình thương mại - dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, ổn định thị trường hàng hóa, từng bước hoàn thành các tiêu chí đô thị để đưa thị xã trở thành đô thị loại 3 trong tương lai”.
Toàn thị xã Long Mỹ có 102 doanh nghiệp và hơn 4.260 cơ sở thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Trong năm 2016, tỷ trọng thương mại - dịch vụ ở địa phương đã có bước phát triển vượt bậc, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ hơn 3.330 tỉ đồng, đạt 100,24% kế hoạch. |
Bài, ảnh: HOÀNG NHÂN
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- Những cán bộ hải quan song hành cùng cải cách
- Tổng cục Hải quan công bố kết quả đo thời gian giải phóng hàng
- Burger trở thành món bánh mì kẹp hàng đầu tại Pháp
- Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- SZE: Cổ đông lo ngại về hiệu quả dự án đầu tư nhà máy xử lý chất thải
- Cần cơ chế đặc thù
- Quy định thống nhất về hồ sơ không thu thuế xuất khẩu
- Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- Hợp tác nghiên cứu di tích và không gian ở Đông Nam Á
- Tên đường & dấu ấn văn hóa Huế
- Kết quả bóng đá Leiester 1
- Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- Đặt tiền lẻ khi đi lễ đền, chùa: Rẻ rúng hay vô lễ với Thần Phật?
- Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- Tin chuyển nhượng 11/5 Erik Ten Hag khó ở MU, Haaland yêu cầu độc
- Tái bản tiểu thuyết “Trùng tu”
- Học viện Âm nhạc Huế tổ chức kỳ thi tốt nghiệp năm 2018
- Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- Giao lưu trực tuyến: Bảo tồn và phát huy giá trị các công trình kiến trúc Pháp