【tỷ số tỷ lệ cá cược】Thị trường chứng khoán Việt Nam: Dòng tiền ngoại vẫn tích cực

作者:Cúp C1 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 11:11:44 评论数:

ck

TTCK Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.

Tuy nhiên,ịtrườngchứngkhoánViệtNamDòngtiềnngoạivẫntíchcựtỷ số tỷ lệ cá cược ở TTCK Việt Nam, giao dịch của NĐTNN vẫn chỉ “mang tính thị trường” đan xen bán ròng và mua ròng, đặc biệt không có dấu hiệu rút vốn như nhiều thị trường khác.

Dòng tiền ngoại trên TTCK Việt Nam vẫn tích cực

Dịch bệnh do virus Corona đã tác động tiêu cực lên TTCK thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ngày 30/1, khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, tâm lý nhà đầu tư trở nên lo ngại đã khiến TTCK thế giới, đặc biệt là TTCK châu Á lao dốc. Điển hình là TTCK Hồng Kông đã giảm đến 6% sau 3 phiên giảm liên tiếp; TTCK Hàn Quốc mất 3% sau 2 phiên giảm liên tiếp; các TTCK Đông Nam Á, đặc biệt là TTCK Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã giảm điểm tại 10 phiên giao dịch trong 2 tuần cuối cùng của tháng 1/2020, với tổng mức giảm khoảng từ 4 - 6%.

Ngày 31/1, TTCK Mỹ cũng đã có phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 8/2019 (giảm 2,09%) sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đã ban bố tình trạng y tế khẩn cấp tại Mỹ vì dịch bệnh do virus Corona chủng mới gây ra. Diễn biến này còn kéo dài ít nhất trong 3 ngày sau đó của đầu tháng 2, trong đó đáng lưu ý là phiên ngày 3/2 khi TTCK Trung Quốc mở cửa phiên đầu tiên sau Tết Nguyên đán. Đây cũng là diễn biến của TTCK Việt Nam khi chỉ số VN-Index đã giảm rất mạnh, chỉ trong vòng 3 phiên giao dịch đầu xuân.

Một điểm nhấn cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư (NĐT) đó là diễn biến của dòng tiền ngoại trên các TTCK khu vực. Theo thống kê của Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS), trong tuần từ 20/1 - 31/1, các thị trường trong khu vực bị rút mạnh tới 102 triệu USD – mức cao nhất trong 8 tháng qua. Cụ thể, dòng tiền rút mạnh khỏi Thái Lan, với 51 triệu USD, tiếp đến là Malaysia với 35 triệu USD; Philippines và Singapore cũng bị ảnh hưởng...

Không như các nước cùng khu vực, theo số liệu từ KIS, Việt Nam tiếp tục thu hút dòng vốn tích cực, đạt 4 triệu USD vào tuần 20/1 - 31/1, đóng góp chủ yếu từ VFMVN30 ETF với 3,4 triệu USD đổ vào thông qua chứng chỉ quỹ, tiếp đến là VanEck Vietnam ETF. Đây là điểm rất tích cực so với các thị trường trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.

Còn diễn biến giao dịch trên TTCK, sau thời điểm dịch virus Corona bùng phát mạnh (từ ngày 20/1) thì NĐTNN đã thực hiện bán ròng rất mạnh, lên đến 2 tỷ 824,8 triệu USD tại các TTCK châu Á trong 2 tuần cuối tháng 1. Cụ thể: Hàn Quốc -1 tỷ 462,7 triệu USD, Thái Lan -410,3 triệu USD, Indonesia -195,9 triệu USD, Philippines -92,2 triệu USD, Đài Loan -891,6 triệu USD, Malaysia -154,1 triệu USD.

Trong khi đó, cũng trong tuần từ 20/1 - 31/1/2020, trên TTCK Việt Nam, khối ngoại vẫn duy trì mua ròng với giá trị ghi nhận khoảng trên 490 tỷ đồng. Nếu tính chung trong cả tháng 1/2020, khối ngoại đã có tháng mua ròng tích cực trên TTCK. Theo số liệu từ Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), trong tháng 1/2020, mặc dù bán ròng khoảng 34,7 tỷ đồng trên HNX, nhưng lại mua ròng 1.947 tỷ đồng trên HOSE và 46,2 tỷ đồng trên UPCoM. Còn trên thị trường trái phiếu chính phủ, tính trong cả tháng 1/2020, khối ngoại vẫn mua ròng khoảng 700 tỷ đồng. Riêng từ ngày 30/1 đến nay, khối ngoại đan xen giữa các phiên bán ròng và mua ròng, hoặc có phiên bán ròng trên thị trường cổ phiếu nhưng mua ròng trên trái phiếu.

Việt Nam vẫn hấp dẫn dòng vốn ngoại

Chia sẻ về việc khối ngoại bán ròng trong 4/5 phiên giao dịch đầu năm, ông Lê Ngọc Nam – Phụ trách Phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) cho rằng, những lo ngại liên quan tới dịch bệnh Corona là nguyên nhân chính thúc đẩy hoạt động bán ra của khối này. Tuy nhiên, “chúng tôi đánh giá đây chỉ là phản ứng nhất thời và không quá lo ngại ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó khối này cũng sẵn sàng mua ròng trở lại khi chỉ số giảm về vùng giá thấp, cụ thể là trong phiên 3/2 khi chỉ số giảm về gần vùng hỗ trợ mạnh 880 – 900 điểm, thì khối ngoại đã mua ròng hơn 55 tỷ đồng” – ông Lê Ngọc Nam cho hay.

Chuyên gia của TVSI còn cho biết thêm, TTCK Việt Nam vẫn có sức hút rất lớn đối với dòng vốn ngoại. Áp lực bán ra mang tính chất hiệu ứng và khó kéo dài. “Điển hình như trong phiên sáng ngày 31/1, trước sự lây lan mạnh mẽ của virus Corona, WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, nhiều TTCK châu Á và khu vực Đông Nam Á bị NĐTNN rút ròng mạnh. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng trên, tuy nhiên áp lực bán ra trên thị trường không lớn. Giá trị bán ròng của khối ngoại trên vốn hóa tại Việt Nam chỉ vào khoảng 0,012%, thấp hơn với các nước khác trong khu vực như Thái Lan (0,029%), Indonesia (0,041%), Philippines (0,036%)” – ông Nam dẫn chứng.

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng khẳng định, giao dịch của NĐTNN những phiên gần đây chỉ “mang tính thị trường” và chưa xuất hiện xu hướng bán ròng mạnh, đặc biệt không thể hiện dấu hiệu rút ròng trên TTCK Việt Nam.

Chỉ số P/E của TTCK Việt Nam hiện được định giá ở mức 15,07 lần, thấp hơn khá nhiều so với các thị trường trong khu vực như Ấn Độ (24,57), Indonesia (19,88), Nhật Bản (18,92), Malaysia (18,28), Philippines (16,94), Thái Lan (18,94). “Tôi cho rằng, đây là yếu tố hấp dẫn, có sức hút đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài đến TTCK Việt Nam” – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhấn mạnh.

Ông Trần Văn Dũng cho biết thêm, mặc dù tác động của dịch bệnh Corona còn khá phức tạp và khó lường, tuy vậy, sự ổn định của kinh tế vĩ mô trong nước, những cải thiện trong chính sách và môi trường kinh doanh của Việt Nam cùng với sức mạnh nội tại của TTCK trong nước (kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết khá lạc quan, với 86,1% tổng số công ty đã thực hiện báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2019 có lãi, cao hơn mức 84,1% của cùng kỳ năm 2018; độ minh bạch, quản trị công ty được cải thiện; ngày càng đa dạng sản phẩm phòng vệ rủi ro) là các yếu tố nhà đầu tư cần xem xét để có thái độ thận trọng, tránh phản ứng thái quá.

Còn theo nhận định của BSC, diễn biến dịch bệnh vẫn rất lo ngại và có thể tạo áp lực giảm điểm của VN-Index về các ngưỡng hỗ trợ 925 và 880 điểm. Tuy nhiên khi theo dõi diễn biến TTCK phản ứng với diễn biến dịch bệnh trong quá khứ, cũng như cân nhắc các yếu tố nội tại kinh tế và thị trường, đợt giảm điểm này đang mở ra cơ hội lớn với hoạt động đầu tư trung hạn. VN-Index dự báo chịu áp lực giảm điểm trong 1 - 2 tuần đầu tháng 2 với cường độ giảm dần và sẽ tích lũy hồi phục vào cuối tháng 2.

Duy Thái