【cúp c một châu âu】Thay đổi nhỏ, hiệu quả lớn

  发布时间:2025-01-25 16:47:37   作者:玩站小弟   我要评论
Trước đây, những quy định liên quan đến vi&# cúp c một châu âu。

Trước đây,đổinhỏhiệuquảlớcúp c một châu âu những quy định liên quan đến việc khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh các trường THCS, THPT được quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT. Theo đó, tại Khoản 2, Điều 42 của thông tư này có quy định về việc học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây: Phê bình trước lớp, trước trường; Khiển trách và thông báo với gia đình; Cảnh cáo ghi học bạ; Buộc thôi học có thời hạn. Theo đó, trong những hình thức kỷ luật nêu trên thì phê bình trước lớp, trước trường là hình thức phê bình nhẹ nhất, có tính chất nhắc nhở, giáo dục và răn đe. Thực chất của hình thức này nhằm hướng tới việc chỉ ra cho học sinh biết nhận thấy lỗi rồi tự kiểm điểm lại hành vi của mình trước tập thể.

Tuy nhiên, trong Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT đã thay đổi quy chế kỷ luật này. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2, Điều 38 thì học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây: Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm. Khiển trách, thông báo với phụ huynh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD&ĐT. Như vậy, hầu hết các hình thức xử lý kỷ luật khi học sinh vi phạm khuyết điểm vẫn được giữ nguyên, duy nhất chỉ có quy định về việc phê bình trước lớp, trước trường và cảnh cáo ghi học bạ đã được xóa bỏ.

Ngay sau khi thông tư này có hiệu lực đã nhận được sự đồng tình cao của xã hội, nhất là các bậc phụ huynh và đông đảo thầy, cô giáo trong cả nước. Trước hết, việc bỏ hình thức kỷ luật phê bình trước lớp, trước trường phần nào thể hiện sự tiến bộ, thay đổi trong tư duy giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh. Tiếp đó, việc chỉ cho các em thấy rõ khuyết điểm hoặc sai lầm của mình; đồng thời nhắc nhở, giúp đỡ, động viên, khuyến khích các em khắc phục khuyết điểm bằng việc cố gắng học tập và chăm ngoan,… từ đó sẽ giúp học sinh cảm nhận được tình thương và sự quan tâm, tôn trọng các em của thầy cô, bạn bè trong lớp, trong trường.

Cao hơn nữa, công việc giáo dục trong nhà trường không phải chỉ có dạy kiến thức về khoa học tự nhiên và xã hội, mà còn góp phần hình thành đạo đức và nhân cách cho học sinh. Trong quá trình giáo dục, việc tôn trọng nhân phẩm, danh dự của các em là việc làm rất quan trọng, mọi trường học và giáo viên cần phải quan tâm và chú trọng. Vì vậy, việc học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập ở mức độ lần đầu và chưa phải nghiêm trọng thì không nên phê bình học sinh nơi công cộng hoặc trước sự chứng kiến của nhiều người. Bởi lẽ, việc phê bình trước cả lớp, nhất là trước toàn trường có khi lại phản tác dụng đối với những học sinh có tính tự ái cao hoặc hay tự ti. Khi đó, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm sẽ càng khó khăn hơn trong việc làm thay đổi nhận thức về hành vi vi phạm của những học sinh có lỗi.

Trong khi đó, đối với những học sinh vi phạm nhưng cố tình không sửa chữa sai lầm, khuyết điểm của mình hoặc cố tình không nghe theo lời khuyên của giáo viên chủ nhiệm, thì vẫn còn những hình thức kỷ luật khác mang tính răn đe cao hơn đã được quy định trong thông tư này. Do vậy, chúng ta không phải lo ngại về việc kỷ luật không đủ mạnh tay sẽ không có hiệu quả đối với những học sinh có sai phạm. Đây tuy chỉ là một sự thay đổi nhỏ nhưng ngành giáo dục đã phải mất bao nhiêu năm mới có được.

Nhật Minh

相关文章

最新评论