发布时间:2025-01-10 07:59:00 来源:88Point 作者:World Cup
Tắc đường,ềquêtrướcnửangàyvẫnbịnhồitrênxegầntrămngườlich thi đấu bóng đá ý bị nhồi nhét trên những chuyến xe chở gấp rưỡi, gấp đôi lượng khách là "điệp khúc" luôn lặp lại mỗi dịp lễ 30/4-1/5. Biết chắc sẽ tái diễn tình huống này, chị Ngọc Mai đã sắp xếp công việc ra bến xe trước nửa ngày so với lịch nghỉ chung.
Tuy nhiên, chị Mai vẫn không có được chuyến xe như ý trên lộ trình về quê ngày lễ. Chị kể, lúc 15h ngày 26/4, chị đã có mặt ở bến Giáp Bát, Hà Nội. Khi bước lên chiếc xe khách quen thuộc, chị không khỏi choáng ngợp khi xe đã chật kín khách.
"Xe tôi chọn là xe giường nằm. Tất cả 2 tầng giường ở 3 dãy đều đã có người, 3-4 người phải ngồi tràn xuống lối đi. Biết là ngày lễ, xe nào cũng đông, nên tôi chấp nhận ngồi ở lối đi lại của 2 dãy giường", chị Mai kể.
Việc ngồi bệt, chen chúc với người khác ở lối đi của xe giường nằm khiến chị Mai không mấy dễ chịu. Tuy nhiên, nhà xe vẫn liên tiếp nhận khách. Một tiếng sau khi chị Mai lên xe, chiếc xe mới chòng chành rời bến.
"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", người phụ nữ này nhẩm tính song vẫn cảm thấy "may mắn" bởi không gặp cảnh tắc đường.
Giống như chị Mai, chị Mai Quỳnh Nga (quê Yên Bái) cũng về quê trên chiếc xe khách chở quá số người quy định.
Chị Nga kể, chị di chuyển lộ trình từ bến xe Mỹ Đình về km150 thuộc địa phận thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Nhờ đặt vé trước ngày 20/4 nên mẹ con chị Nga được xếp 2 giường nằm trên xe.
Xe 45 chỗ nhưng chở tới 70 người, khách lên, khách xuống liên tục.
"Tôi làm kinh doanh tự do nên về sớm hơn thời gian nghỉ chính thức 1 ngày. Tuy nhiên, xe vẫn rất đông. Xe đông người đương nhiên sẽ chật chội.
Nhiều người chấp nhận ngồi ở lối đi để được về quê quây quần bên gia đình. Đi dọc cao tốc, tôi thấy còn rất nhiều người mồ hôi nhễ nhại đứng bắt xe dưới cái nắng gay gắt. Lúc này, mọi người trên xe động viên nhau rằng không phải ai cũng có may mắn bắt được xe ngày lễ", chị Nga nói.
Ở những lộ trình ngắn từ Hà Nội về Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình… một số hành khách phản ánh tình trạng phải ngồi ghế nhựa, hoặc thậm chí phải đứng để nhà xe chở được nhiều khách.
"Tôi phải đứng cả tiếng đồng hồ từ lúc lên xe. Xe có điều hòa nhưng mở cửa liên tục để đón, trả khách nên vô cùng nóng bức", nữ hành khách N.X. chia sẻ về chuyến xe về quê Bắc Giang.
Sau nhiều năm chịu cảnh chen chúc, vạ vật tắc đường cả ngày trời, anh Vũ Mạnh Hùng (quê Hà Tĩnh) nêu kinh nghiệm: "Đi xe ngày lễ nên gọi điện thoại đặt xe sớm nhất có thể, và đặt giường tầng trên cho riêng tư. Nếu có điều kiện nên về sớm trước 1 ngày hay nửa buổi để tránh tắc đường".
Anh Lê Anh Tuấn (34 tuổi, quê Nam Định) chọn phương án đi xe máy về quê. Anh Tuấn chia sẻ: "Cứ dịp lễ, Tết là anh em tôi đi xe máy về quê, quê tôi cách Hà Nội 140km. Đường đi thuận lợi thì hết khoảng 3 tiếng, nếu tắc đường mất 4 tiếng.
Tuy mệt một chút nhưng không phải chịu cảnh chen chúc, nhồi nhét trên xe khách. Nhiều nhà xe ở Nam Định viện cớ lộ trình ngắn thường bắt khách ngồi hoặc đứng ở lối đi. Khi đi qua các trạm kiểm soát, họ luôn kéo kín rèm cửa", anh Tuấn cho hay.
Dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày nên nhiều người chọn về quê thăm gia đình hoặc đi du lịch khiến lưu lượng người tham gia giao thông tăng cao. Nhiều nhà xe dễ dàng lấp đầy chiếc xe vì nắm được tâm lý nhanh chóng muốn được về nhà của hành khách.
Đây là câu chuyện tái diễn nhiều năm. Về quê dịp lễ vì thế trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người, nhưng nghỉ lễ dài, họ không thể không về.
Theo Dân trí
相关文章
随便看看