【kết quả bóng đá cúp】Phát triển du lịch làng nghề gắn với bảo lưu văn hóa truyền thống

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 19:56:11 评论数:

VHO - Bộ trưởng Bộ VHTTDL vừa có quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề thủ công truyền thống - Nghề làm nhang tỉnh Tây Ninh.

Phát triển du lịch làng nghề gắn với bảo lưu văn hóa truyền thống - ảnh 1
Một cơ sở làm nhang ở Tây Ninh

Nghề làm nhang ở Tây Ninh là một trong những nghề thủ công truyền thống tồn tại từ xưa đến nay,áttriểndulịchlàngnghềgắnvớibảolưuvănhóatruyềnthốkết quả bóng đá cúp thể hiện đậm nét đặc trưng văn hóa - tâm linh của cư dân địa phương.

Theo hồ sơ di sản, nghề làm nhang truyền thống ở Tây Ninh tập trung ở thị xã Hòa Thành, huyện Dương Minh Châu, thị xã Trảng Bàng, huyện Gò Dầu, TP Tây Ninh và huyện Tân Biên.

Nhang ở Tây Ninh chỉ có 2 màu đặc trưng là vàng và nâu. Theo đó, để làm ra những cây nhang thì người ta sẽ đi thu gom lá gòn về phơi khô, rồi đem xay nhuyễn thành bột. Sau đó đem đi trộn với nước và cho thêm bột quế hoặc bột trầm vào để tạo mùi thơm.

Chính vì vậy, mùi hương của nhang không nồng đậm mà cực kỳ nhẹ nhàng, dễ chịu. Ngoài những vấn đề về kỹ thuật như đã nêu, thì người làm nhang ở Tây Ninh còn có những quan niệm, ý nghĩa biểu trưng trong văn hóa rất đặc sắc qua kích thước của cây nhang, từ đó thể hiện ước mong của họ về một cuộc sống an vui, sung túc.

Trong nếp sống của người Việt, hương là biểu tượng của sự thiêng liêng, thành kính, là cầu nối giữa thế giới thực tại với chốn u linh thần bí.

Đặc biệt hơn, Tây Ninh được mệnh danh là “vùng đất Thánh” của đạo Cao Đài - nơi có số lượng tín đồ đông đảo nhất cả nước. Vì vậy, hơn trăm năm qua, tại Tây Ninh, nghề làm hương truyền thống của làng vẫn tồn tại và thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình.

Phát triển du lịch làng nghề gắn với bảo lưu văn hóa truyền thống - ảnh 2
Nhang ở Tây Ninh chủ yếu màu vàng và nâu

Nghề làm nhang ở Tây Ninh còn thể hiện rất rõ đặc thù gốc tích nông nghiệp như dụng cụ, nguyên liệu, giá trị sử dụng. Những sản phẩm từ nghề truyền thống này có vai trò quan trọng trong việc phục vụ đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội không chỉ của người dân Tây Ninh nói riêng mà cả cộng đồng nói chung.

Trải qua quá trình dài hình thành và phát triển, dù qua các hình thái kinh tế xã hội hay các phương thức sản xuất khác nhau, thì nghề làm nhang ổ Tây Ninh vẫn tồn tại một cách bền vững và trở thành một trong những làng nghề làm nhang nổi tiếng nhất ở Nam Bộ.

Theo thống kê sơ bộ trong năm 2023 của Sở VHTTDL, Tây Ninh hiện có 34 cơ sở sản xuất nhang, trong đó tập trung nhiều nhất là thị xã Hoà Thành và huyện Dương Minh Châu. Những hộ này mỗi năm xuất ra thị trường khoảng 200 tấn nhang các loại.

Nghề truyền thống làm nhang là đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi, giúp họ có được việc làm và nguồn thu nhập ổn định.

Thông qua hoạt động của làng nghề đã tạo điều kiện cho tỉnh hình thành và phát triển loại hình du lịch làng nghề, vừa tạo tour tuyến du lịch hấp dẫn, vừa tạo môi trường và thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp nghề làm nhang phát triển bền vững, góp phần to lớn trong việc giữ gìn, bảo lưu nét văn hóa độc đáo của người dân Tây Ninh nói chung.

Theo hồ sơ di sản, nghề làm nhang truyền thống ở Tây Ninh tập trung ở thị xã Hòa Thành, huyện Dương Minh Châu, thị xã Trảng Bàng, huyện Gò Dầu, TP Tây Ninh và huyện Tân Biên.

最近更新