【motherwell đấu với celtic】Mục tiêu tiết kiệm năng lượng cần được lồng ghép vào kế hoạch tái cơ cấu kinh tế
400 doanh nghiệp tham gia triển lãm công nghệ tiết kiệm năng lượng | |
Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả | |
Lĩnh vực công nghiệp “ngốn” hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng (giữa) chủ trì hội thảo |
Trong khuôn khổ “Diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam 2020”, chiều nay, 22/7 đã diễn ra hội thảo chuyên đề “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho phát triển bền vững năng lượng Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nêu rõ, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ, mặc dù ngành năng lượng Việt Nam đã có những bước chuyển đổi tích cực, năng động, đóng góp rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh đất nước song vẫn còn tồn tại nhiều thách thức.
Điển hình như, nguồn cung trong nước không đủ và nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên năng lượng chưa hiệu quả.
“Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giúp giảm áp lực trong việc khai thác, chế biến và cung ứng các dạng năng lượng, giúp cải thiện hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia,... từ đó, giải quyết được những thách thức tồn tại đã đề cập ở trên”, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Công Thương, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng thông qua ban hành nhiều chính sách liên quan cũng như phát động triển khai những hoạt động cụ thể để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả toàn xã hội.
Cụ thể như, Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được triển khai trong giai đoạn 2006-2015 đã giúp tiết kiệm được trên 15 triệu tấn dầu quy đổi (TOE).
Tiếp nối với đó là Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 với mục tiêu đề ra tiết kiệm được từ 5-7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn đến năm 2025 và đạt từ 8-10% trong cả giai đoạn từ 2019 đến năm 2030, tương đương khoảng 60 triệu tấn dầu quy đổi (TOE)…
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đánh giá, Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng kỹ thuật để giảm thiểu tình trạng thất thoát và lãng phí trong sử dụng năng lượng tại tất cả các lĩnh vực, từ sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, chiếu sáng công cộng, cho đến tiêu thụ năng lượng tại công sở và hộ gia đình.
“Mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần được lồng ghép vào trong các kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, kế hoạch chiến lược đổi mới công nghệ, kỹ thuật quốc gia, cũng như chiến lược về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nói.
Liên quan tới vấn đề tiết kiệm năng lượng nói chung, tiết kiệm điện nói riêng, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia năng lượng Nguyễn Thành Sơn nhìn nhận, việc sử dụng điện, kể cả diesel ở Việt Nam khá lãng phí, nên tiết kiệm là đúng đắn. 10 năm qua, Việt Nam đã động viên tiết kiệm điện nhưng chưa hiệu quả.
Cũng đánh giá hiệu quả tiết kiệm điện ở Việt Nam còn kém so với tiềm năng, ông Đỗ Hữu Hào, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chỉ rõ, nguyên nhân bắt nguồn trước hết là từ ý thức của người tiêu dùng điện chưa tốt vì giá điện không cao lắm.
Thứ hai là doanh nghiệp Việt chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, trong quá trình sản xuất sử dụng dây chuyền cũ, không có kinh phí để đổi mới, thay thiết bị... tiết kiệm năng lượng. Kể cả các nhà máy sản xuất đầu tư mới cũng chưa thực sự tính đến chuyện tiết kiệm năng lượng.
Ở những góc độ khác, ví dụ như trong xây dựng, dễ thấy, toàn bộ các tòa nhà thiết kế trước đây không tính đến chuyện tiết kiệm năng lượng. Các tòa nhà Việt Nam đa số phải dùng điện suốt ngày, nhất là các hội trường gần như 24h/24h....".
Làm sao để thúc đẩy tiết kiệm năng lượng nói chung và tiết kiệm điện nói riêng trong thời gian tới, chuyên gia Nguyễn Thành Sơn nhấn mạnh, một trong những giải pháp khả quan có thể tính đến là “đánh” vào giá điện.
“Bằng phương pháp tác động vào giá cả, thị trường sẽ buộc người dân tiết kiệm, sử dụng hiệu quả. Nếu so sánh với các nước có mức GDP bình quân ngang tầm với Việt Nam, giá điện của Việt Nam hiện đang thấp hơn 7%. Giá năng lượng ở Việt Nam thực sự không đắt", chuyên gia Nguyễn Thành Sơn nói.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
- ·Tạo điều kiện cho người dân thụ hưởng chính sách, kể cả rút BHXH một lần
- ·Đồng Xoài: Hoàn thành 99,85% chỉ tiêu nhập dữ liệu sổ hộ tịch
- ·Trao tặng 50 suất học bổng cho học sinh khuyết tật, mồ côi
- ·Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- ·Còn nhiều thách thức trong nâng cao chất lượng dân số
- ·Xăng, dầu tăng giá thấp hơn dự báo
- ·Tham vọng khôi phục vùng lúa
- ·Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·Nông sản lại dội chợ
- ·Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- ·Bữa ăn miễn phí tại làng vận động viên SEA Games 32 có gì?
- ·Bình đẳng giới trong gia đình: Hiểu đúng để cân bằng
- ·Rau an toàn được công nhận
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·Thống nhất mức giá khám chữa bệnh theo yêu cầu
- ·Cà Mau sẵn sàng cho MDEC
- ·Nâng chất Câu lạc bộ Cánh đồng 100 triệu
- ·Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- ·'Được mùa chớ phụ ngô khoai…'