“Sáng - tối" kinh doanh của doanh nghiệp trong mùa dịch Covid-19 | |
EuroCham: Các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ đã cung cấp 'huyết mạch' cho doanh nghiệp vượt khó khăn | |
Infographics: Những đối tượng được hỗ trợ của Chính phủ do gặp khó khăn từ Covid-19 |
Lãnh đạo May 10 cho biết,ỗtrợdoanhnghiệpĐượccungcấpmáythởnhưngđangthiếthứ hạng của moreirense dòng tiền của doanh nghiệp đang nằm hết trong hàng hóa. Ảnh: H.Dịu |
"Cứu” doanh nghiệp phải như “cứu hỏa”
Trong buổi làm việc giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội (Hanoisme) mới đây, các doanh nghiệp đã thẳng thắn nêu lên thực trạng cũng như đưa ra những nhận xét, góp ý về chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, các bộ, ngành trong tình hình dịch bệnh Covid-19.
Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần May 10 chia sẻ, doanh nghiệp đang phải “căng mình” vừa lo sản xuất vừa sẵn sàng tinh thần chống dịch. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh đang gặp rất nhiều khó khăn do các đối tác cũng chịu ảnh hưởng từ Covid-19.
“Thông thường, việc kinh doanh của ngành may mặc sẽ quay vòng sau 6 tháng. Nhưng đến hiện nay, khách hàng hoặc dừng hoặc hủy các đơn hàng đã ký kết, thậm chí, nhiều khách hàng còn xin lùi thời hạn thanh toán đơn hàng lên tới 120 ngày, thay vì 30 ngày như trước đây. Vì thế, tình trạng của May 10 là hàng nằm trong kho, khiến toàn bộ dòng tiền của Công ty nằm hết trong hàng hóa, trong khi mặt hàng thời trang còn theo thời vụ”, ông Việt cho hay.
Những khó khăn này đã khiến hơn một nửa số công nhân của May 10 không có việc làm. Đây là thực trạng không chỉ của các doanh nghiệp ngành dệt may mà của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu khác như đồ gỗ, da giày…
Do vậy, các doanh nghiệp đều đồng tình cho rằng, tình hình này việc “cứu” doanh nghiệp phải như “cứu hỏa”, đây là “thời điểm vàng” để phòng chống dịch và cả cứu doanh nghiệp, nên phải tận dụng triệt để các biện pháp hỗ trợ, các gói hỗ trợ mà Chính phủ ban hành.
Cần “sân chơi” riêng
Các doanh nghiệp tại buổi làm việc với lãnh đạo VCCI. |
Theo ông Tô Như Toàn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Văn Phú Invest, Chính phủ đã có các chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp rất kịp thời, nhưng các tiêu chí để thực hiện chưa thấy. Các tiêu chí từ giãn thuế, giãn nợ đều chưa có, nếu để lâu, doanh nghiệp rơi vào nhóm “nợ xấu” thì sẽ mất uy tín, gây khó trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, đến lúc có cơ chế, chờ tiếp cửa duyệt hồ sơ, xem xét và thẩm định của ngân hàng, thì có lẽ nhiều doanh nghiệp cũng đã “chết” rồi.
Ngoài ra, ông Toàn cũng cho rằng, các chính sách hỗ trợ cần phân định rõ giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần phải có “sân chơi riêng” với tiêu chí riêng, nếu không, các hỗ trợ có thể “trôi” hết về doanh nghiệp lớn nhờ vào “quan hệ”, lợi ích…
Đặc biệt, ông Võ Việt Dũng, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội (SHF) còn bày tỏ quan ngại về sự không thống nhất trong chủ trương giữa cơ quan lãnh đạo với các cấp thực hiện.
Ông Dũng thẳng thắn nêu lên thực tế, ngay khi biết được chủ trương giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ của Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại, trong ngày 9/4, ông đã liên hệ với chi nhánh ngân hàng B. để được tư vấn hỗ trợ. Tuy nhiên, đại diện chi nhánh ngân hàng này lại cho hay, hiện chưa có cơ chế cho những việc cơ cấu lại nợ, giãn nợ; nếu doanh nghiệp thực hiện giãn nợ, thì sau này xếp hạng tín dụng có thể bị xếp vào danh sách nợ xấu.
Trước thông tin này, ông Võ Việt Dũng bức xúc cho rằng những hỗ trợ như vậy là “vô nghĩa”, doanh nghiệp sẽ không dám đánh đổi vận mệnh, uy tín lâu dài để lấy cái lợi ngắn hạn.
“Doanh nghiệp như những bệnh nhân, Chính phủ và ngân hàng là bác sĩ, các gói hỗ trợ là máy thở, tiền và lãi suất là oxy. Nhưng tình hình hiện này là đang cho máy thở nhưng không cho oxy”, lãnh đạo SHF ví von.
Đồng tình với những phản ánh trên, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, doanh nghiệp là “huyết mạch”, là “bếp ăn” của nền kinh tế, nếu không được hỗ trợ kịp thời thì hậu quả rất lớn. Vì thế, cơ quan nhà nước cần phải có các biện pháp hỗ trợ thiết thực, nhất quán, triển khai càng sớm càng tốt, không để mỗi nơi làm một kiểu.
Ngoài ra, vị này cũng cho rằng, Chính phủ nên thành lập Ban chỉ đạo hoặc tổ công tác để kiểm soát, rà soát các công tác hỗ trợ doanh nghiệp, giúp các hoạt động này được hiệu quả, đến đúng nơi cần hỗ trợ.