【kq yokohama】Xuất khẩu cá ngừ sang Trung Đông đạt mức cao nhất trong 5 năm qua
Thêm 39 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thuỷ sản vào Đài Loan | |
Doanh nghiệp thủy sản gặp khó khi thị trường giảm chi tiêu |
Chế biến cá ngừ xuất khẩu. Ảnh: T.H |
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, Trung Đông đang là khối thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 3 của Việt Nam sau Mỹ và EU. Giá trị xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường này trong 8 tháng năm 2022 tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021, đạt gần 66 triệu USD, đạt mức cao nhất trong 5 năm qua.
Bà Nguyễn Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết, có 15 nước trong khối Trung Đông hiện đang nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam, trong đó Israel và Ai Cập là 2 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong những năm qua. Đáng chú ý trong khối thị trường Trung Đông, Israel và Arập Xêut đang là 2 thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 và 5 của Việt Nam trong giai đoạn này.
Năm 2022, sau cú sốc kép của dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga – Ukraine, tỷ lệ lạm phát tại các nước Trung Đông tăng cao, đặc biệt là Israel. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển và giá cá ngừ tăng đã làm sụt giảm nhu cầu nhập khẩu cá ngừ sang thị trường này, đặc biệt là tại Israel. Tuy nhiên, XK sang Ảrập Xêut lại đang có xu hướng tăng mạnh trong năm nay, mức tăng trưởng liên tục ở mức 3-4 con số so với cùng kỳ.
Hiện các nước Trung Đông nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm thịt, loin cá ngừ đông lạnh mã HS0304, chiếm 50% tổng giá trị XK cá ngừ sang khối thị trường này, tiếp đến là cá ngừ đóng hộp chiếm 28% và cá ngừ chế biến khác mã HS16 chiếm 22%.
Việt Nam có 31 doanh nghiệp đang tham gia XK cá ngừ sang khối thị trường Trung Đông. Trong đó, các công ty thuộc Hai Vuong Group, Tithico, Tan Phat Food và Bidifisco là những công ty XK nhiều nhất sang khối thị trường này.
Tại thị trường Trung Đông, Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 3 sau Thái Lan và Indonesia. Trong đó, Thái Lan là nguồn cung chiếm tỷ trọng lớn nhất gần 55%, tiếp đến là Indonesia 9%, Việt Nam 7% và Trung Quốc 6%. Có thể thấy, nguồn cung cá ngừ của Thái Lan đang cách rất xa nguồn cung của Việt Nam, trong khi đó Trung Quốc lại đang rất gần.
Hiện tại, do giá cá ngừ nhập khẩu từ Thái Lan có xu hướng tăng cao, bên cạnh đó để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung từ nước này, các nhà nhập khẩu Trung Đông đang chuyển hướng sang tăng cường nhập khẩu cá ngừ từ các nguồn cung khác từ châu Á, như: Indonesia, Việt Nam hay Trung Quốc.
相关推荐
- Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Hatayspor, 23h00 ngày 5/1: Chênh lệch dẳng cấp
- Đào được cây gỗ trắc đỏ quý hiếm trị giá hàng trăm triệu đồng
- Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra tài chính tiêu dùng
- Giá cả thị trường hôm nay (15/11): Giá lợn hơi tại miền Bắc tiếp tục tăng nhẹ
- Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- Thị trường tết 2018: Chị em đổ xô đặt may áo dài Tết, chủ cửa hàng gom 200 đơn hàng/ngày
- 9 bí mật mà nam giới muốn phụ nữ biết
- Giá vàng hôm nay ngày 9/12: Vàng giảm sốc, xuống mức thấp nhất 4 tháng qua