Năm nay dù đã 66 tuổi nhưng cựu chiến binh (CCB) ông Huỳnh Trọng Nhơn (phường Mỹ Phước,ữngbướcchânkhôngmỏicủangườicựuchiếmã kèo nhà cái TP.Bến Cát) vẫn miệt mài với các hoạt động tại địa phương. Những bước chân không mệt mỏi của người CCB này đã thắp lên niềm tự hào cách mạng trong thế hệ trẻ và góp sức xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Những tháng ngày xông pha Gặp gỡ CCB Huỳnh Trọng Nhơn trong một buổi sáng tại Nghĩa trang liệt sĩ TP.Bến Cát, chúng tôi có dịp lắng nghe những hồi ức hào hùng về một thời bom đạn qua lời kể của ông. Ở tuổi 13, ông Nhơn đã xông xáo làm cơ sở mật, giao liên, cài kíp nổ... “Ngày nhỏ, khi tôi đi làm ruộng, rẫy thì thấy giặc Mỹ trực tiếp bắt bớ, giết hại đồng bào, nhất là các cán bộ yêu nước. Từ đó, nung nấu lòng căm thù giặc và quyết tâm đi theo cách mạng”, ông Nhơn kể. Với vóc dáng trẻ con, ông Nhơn ban ngày cảnh giới giúp cán bộ cách mạng vượt đồn, “ấp chiến lược”, ban đêm làm giao liên gửi thư, tài liệu mật. Ông cũng làm nhiệm vụ theo dõi, tập kích cài kíp nổ để tiêu hao sinh lực địch. “Ngày đó, có nhiều đứa trẻ như tôi làm cơ sở mật vì kẻ địch không nghĩ đám nhỏ này làm được gì. Biết là nguy hiểm nhưng với bầu nhiệt huyết tuổi trẻ cùng lòng căm thù giặc Mỹ, đứa nào cũng xung phong để đi”, CCB này chia sẻ. Cựu chiến binh Huỳnh Trọng Nhơn trong chương trình sinh hoạt truyền thống ở trường học Khi làm bộ đội (lực lượng C61 huyện Bến Cát), ông vào rừng kháng chiến với đủ thứ thiếu thốn. Ông hồi tưởng, để có cái ăn, lực lượng ta phải dùng ống quần đập lúa lấy gạo, đào lỗ bỏ gạo dưới đất rồi đốt lửa ở trên mà nấu cơm. Sống thời chiến, mọi giác quan phải nhanh nhạy, mũi phải ngửi mùi thuốc súng hay dầu thơm, mắt phải quan sát, để ý đến điếu đóm thuốc lá trong đêm, đi vài ba bước phải kê tai sát đất nghe động tĩnh. Bị thương thì băng y tế cũng giặt đi giặt lại mà dùng nhiều lần. Khó khăn, thiếu thốn là thế nhưng ông đã cùng động đội luôn kiên trung, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để cống hiến, chiến đấu vì cuộc sống bình yên của nhân dân, vì nền hòa bình, độc lập của dân tộc. Giá trị của hòa bình Mỗi năm, khi đến dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7), CCB Huỳnh Trọng Nhơn lại đến viếng nghĩa trang liệt sĩ sớm hơn để được yên tĩnh thắp hương và hồi tưởng, tâm sự buồn vui với những đồng đội đã chiến đấu bên nhau thời chiến tranh ác liệt ,giờ đây đã yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Bản thân là thương binh 2/4 do bị gãy xương đùi khi chiến đấu nhưng ông Nhơn vẫn cho đó là sự hy sinh rất nhỏ của cá nhân trong hành trình đấu tranh giải phóng dân tộc. “Tôi chỉ mất đi vài mảnh xương nhưng còn bao nhiêu đồng chí, đồng đội tôi hy sinh đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt. Do đó, ngày hôm nay, trong thời bình, tôi vẫn tiếp tục cống hiến cho đất nước thay cho đồng đội”, ông Nhơn trải lòng. Với vai trò là Chi hội phó Chi hội CCB và là thành viên của các tổ chức đoàn thể khác của khu phố, ông Nhơn luôn nhiệt tình tham gia nhiều hoạt động tại địa phương. Đơn cử như trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, ông cùng các hội viên tham gia trực chốt và hỗ trợ bà con. Ông Nhơn chia sẻ thêm: “Tôi thường hay đến các trường học trên địa bàn TP.Bến Cát để nói chuyện truyền thống, kể lại những ngày tháng hào hùng của quê hương. Qua đó, tôi muốn nhắn gửi đến thế hệ trẻ rằng có được hòa bình là rất khó, phải biết giữ gìn truyền thống dân tộc. Mong rằng các em, các cháu tiếp bước cha ông bảo vệ Tổ quốc, học tập theo gương Bác Hồ, sống và lao động theo pháp luật để tương lai trở thành những người đóng góp hết mình cho đất nước, đền đáp công ơn những người đã đã hy sinh cho thế hệ mai sau”. THƯỢNG HẢI |