当前位置:首页 > Thể thao > 【xem bong da trực tiep】Chứng khoán tuần: Dòng tiền nội đang suy yếu

【xem bong da trực tiep】Chứng khoán tuần: Dòng tiền nội đang suy yếu

2025-01-10 07:51:54 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point

CK

Sự kiện đầu tiên phát đi tín hiệu nhiễu là giao dịch thỏa thuận cực lớn của VHM,ứngkhoántuầnDòngtiềnnộiđangsuyyếxem bong da trực tiep trị giá tới gần 15.100 tỷ đồng. Đây là giao dịch thỏa thuận – nghĩa là chuyển nhượng có sắp xếp, thực hiện một lần duy nhất và không tác động lên cung cầu của cổ phiếu hàng ngày. Đây là giao dịch mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài, nghĩa là không phải lượng vốn của nhà đầu tư trong nước.

Tín hiệu nhiễu có thể thấy rõ nhất là thanh khoản tính theo tổng giá trị giao dịch ngày 15/6 vọt lên trên 23.500 tỷ đồng. Nếu nói dòng tiền lớn đã quay lại thị trường thì không đúng, vì sau khi kết thúc giao dịch này, thanh khoản lại giảm xuống, nhưng tính theo mức trung bình tuần thì vẫn rất cao.

Bên cạnh đó, giao dịch mua nói trên cũng đẩy mức mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu lên trên 14.762 tỷ đồng đối với HSX và HNX trong tuần qua. Tính thêm của UpCom thì mức mua ròng cả tuần là 14.544 tỷ đồng. Sẽ có nhiều nhà đầu tư nhìn vào con số này và đánh giá tích cực. Tuy nhiên thực tế khối ngoại lại đang rút vốn ròng qua các giao dịch bình thường hàng ngày. Nếu trừ đi giao dịch một lần ở VHM thì tuần qua khối này bán ròng cổ phiếu trên 3 sàn hơn 550 tỷ đồng.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài có hai điểm cần lưu ý. Thứ nhất là giao dịch thỏa thuận không tác động gì đến giá cổ phiếu – vốn chỉ tính theo khớp lệnh. Thứ hai, giao dịch mua bán hàng ngày (khớp lệnh) là bao gồm tổng thể, cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền. Trong khi đó phần lớn nhà đầu tư chỉ quan tâm tới giao dịch cổ phiếu vì điều này có thể ảnh hưởng tới lời lỗ hàng ngày. Vì vậy nếu khối ngoại vẫn bán ròng mạnh ở cổ phiếu thì dù tổng giá trị mua ròng lớn đến đâu vẫn là đáng lo.

Đối với dòng tiền trên thị trường cũng nên tách bạch các yếu tố để tránh nhiễu. Tổng giá trị giao dịch là một con số chung, không phản ánh được bản chất sức mạnh. Như mới nói ở trên, biến động giá cổ phiếu chỉ quan tâm tới giao dịch khớp lệnh. Ngay trong tổng giá trị khớp lệnh cổ phiếu hàng ngày cũng có hai cấu phần: Một phần do nhà đầu tư trong nước thực hiện và phần còn lại do nhà đầu tư nước ngoài.

Gần đây lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước tăng đột biến nên phần giao dịch của nhóm nhà đầu tư này trở nên quan trọng vì phản ánh sức mua mới đang gia tăng ở mức độ nào. Kỷ lục lịch sử về giá trị giao dịch khớp lệnh của nhà đầu tư trong nước được xác lập tuần trước với trung bình 7.263 tỷ đồng/phiên và phiên đỉnh điểm là ngày 11/6 với 9.060 tỷ đồng. Đây là có thể xem là “dòng tiền cơ bản” - con số được tách bạch hoàn toàn khỏi các yếu tố nhiễu khác (không tính thỏa thuận, không tính nhà đầu tư nước ngoài, không tính chứng chỉ quỹ/chứng quyền).

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 19/6

Giá đóng cửa ngày 12/6

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 19/6

Giá đóng cửa ngày 12/6

Mức tăng (%)

TNI

5.35

7.58

-29.42

EMC

19

13.95

36.2

UDC

3.6

4.49

-19.82

CLG

1.7

1.38

23.19

VID

6.88

8.56

-19.63

CIG

2.49

2.04

22.06

MCG

1.74

2.15

-19.07

JVC

4.4

3.61

21.88

LMH

0.73

0.87

-16.09

SSC

63.8

52.5

21.52

HHS

4.54

5.3

-14.34

CMV

13.4

11.05

21.27

ITA

5.3

5.99

-11.52

NAV

22.8

18.9

20.63

TEG

4.55

5.12

-11.13

CKG

11.95

10

19.5

DTA

4.47

5

-10.6

DGW

34.6

29.2

18.49

ELC

5.7

6.35

-10.24

CDC

18.7

16

16.88

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 19/6

Giá đóng cửa ngày 12/6

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 19/6

Giá đóng cửa ngày 12/6

Mức tăng (%)

HEV

10.5

15.4

-31.82

PVX

1.4

0.8

75

VC9

6.2

9

-31.11

SJC

1

0.6

66.67

CJC

12.5

17.1

-26.9

RCL

22.2

14.6

52.05

L18

6.6

9

-26.67

KSK

0.3

0.2

50

OCH

7

9.2

-23.91

SCL

3.3

2.3

43.48

TVC

15

18.9

-20.63

VKC

5.3

3.7

43.24

PVE

2

2.5

-20

TTZ

2.8

2

40

D11

31.7

39.3

-19.34

HKB

1.1

0.8

37.5

GDW

23.5

28.8

-18.4

WCS

235

171

37.43

KSD

5.6

6.8

-17.65

PCE

15.8

11.5

37.39

Tuần này, “dòng tiền cơ bản” có dấu hiệu giảm đáng kể, chỉ còn trung bình 4.379 tỷ đồng/ngày, giảm 40% so với tuần kỷ lục trước. Thậm chí đây là mức giao dịch trung bình thấp nhất trong 6 tuần trở lại đây.

Nếu nhìn thứ góc độ “dòng tiền cơ bản” thì dù các biểu hiện như tổng thanh khoản hàng ngày tăng lên bao nhiêu cũng không che dấu được sự suy yếu từ khối nhà đầu tư trong nước. Thậm chí khi nhà đầu tư nước ngoài càng mua nhiều thì càng bộc lộ sự suy yếu này. Giao dịch khớp lệnh của nhà đầu tư trong nước luôn duy trì tỷ trọng khoảng 90% thị trường, vì thế nếu suy yếu sẽ tạo ra ảnh hưởng chung.

Thị trường đang trong một đợt tăng mạnh mẽ hiếm có trong lịch sử và nguyên nhân được nói nhiều là do nhà đầu tư cá nhân mới mở tài khoản tham gia. Đây chính là phần quan trọng nhất của “dòng tiền cơ bản” (phần còn lại là các tổ chức trong nước). Khối tự doanh công ty chứng khoán tuần qua bán ròng hơn 570 tỷ đồng, xấp xỉ tuần thứ hai của tháng 6. Như vậy trong giai đoạn hiện tại, thị trường đang thiếu vắng dần sức mạnh của các tổ chức trong nước, đó cũng là lý do khiến “dòng tiền cơ bản” suy yếu rõ rệt.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

8.6.2020

8,231.1

514.4

376.9

9.6.2020

6,959.3

356.1

652.8

10.6.2020

7,119.3

565.3

449.8

11.6.2020

10,029.1

826.8

596.2

12.6.2020

7,630.5

486.1

568.9

15.6.2020

7,132.4

432.9

684.4

16.6.2020

4,810.9

391.7

350.9

17.6.2020

4,117.1

379.6

278.8

18.6.2020

3,480.0

456.0

355.6

19.6.2020

5,017.0

736.7

763.1

Trọng Nghĩa

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读