88Point88Point

【c2 lịch thi đấu】Không ít doanh nghiệp "ngại" nêu ý kiến

khong it doanh nghiep quotngaiquot neu y kien

Ông Đào Huy Giám

Thưa ông,ôngítdoanhnghiệpampquotngạiampquotnêuýkiếc2 lịch thi đấu các DN đã có sự chuẩn bị như thế nào và cần tiếp tục chuẩn bị ra sao trước quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ?

Tôi cho rằng nỗ lực của Chính phủ là sự nỗ lực liên tục, có phương pháp khoa học, có quyết tâm, là biểu hiện cần để có môi trường kinh doanh thuận lợi. Nhưng người dân, DN mong rằng môi trường kinh doanh mỗi ngày phải thuận lợi hơn, không những thế, nếu muốn tạo ra động lực phát triển đất nước, nâng cao tốc độ, tính bền vững của tăng trưởng, nâng cao đời sống của người dân, năng lực cạnh tranh thì sự cải thiện môi trường kinh doanh phải nhằm vào chuẩn thế giới đã đạt được ở những nước khác nhau, đồng thời tạo ra những phương pháp, cách làm đột phá.

Về phía DN, trước đây các DN của chúng ta còn mơ hồ về môi trường kinh doanh, đến khi nhận thức được việc cần phải có môi trường kinh doanh thuận lợi thì không phải DN nào cũng nhận thức rõ. Nếu chỉ có ý chí của Chính phủ không thì chưa đủ, vì từ Chính phủ đến các bộ, từ các bộ đến các cục, vụ tại cơ sở, chính quyền địa phương thì năng lực hoạch định, cách tổ chức thực hiện, đánh giá chất lượng, từ đó điều chỉnh trở lại hệ thống chính sách… phải được thực hiện liên tục, đồng thời. Để làm được điều đó giữa Chính phủ và cộng đồng DN- người thụ hưởng chính sách đó, phải có sự tương tác tích cực, xây dựng và liên tục để sau mỗi một thời kỳ chúng ta có sức mạnh cao hơn để phát triển đất nước.

Ông có thể cho biết về những khó khăn của DN trong việc góp ý, kiến nghị của mình về các quy định của cơ quan quản lý ?

Tôi có thể đưa ra ví dụ, khi Hải Phòng đưa ra phí cảng biển, một số hiệp hội có đưa ra phiếu điều tra xem DN bị ảnh hưởng đến đâu, mức độ nào, ở khâu nào. Trong tuần đầu tiên, chỉ có dưới 100 DN trả lời. Theo tìm hiểu, nhiều DN ngại nêu danh tính, có thể vì rụt rè do chưa nhận thức được hết trách nhiệm của DN, nhưng cũng có thể trong quá khứ, ở những trường hợp khác họ đã từng bị “trừng phạt” một cách gián tiếp, bị gây khó dễ khi làm thủ tục vì đã dám thể hiện ý kiến về một cá nhân, một cơ quan cụ thể trong hoạt động quản lý.

Tôi cho rằng, cách thức lấy ý kiến có thể thay đổi để DN thể hiện được chính kiến của mình. Ví dụ, hiện cơ quan cung cấp dịch vụ hành chính công thường lấy ý kiến nhận xét của DN về việc thực hiện dịch vụ của mình bằng cách lấy phiếu, nhưng cách này khiến ý kiến của DN bị lộ, bị cơ quan quản lý "soi" khi có ý kiến không đồng tình khiến nhiều DN “sợ” nêu ý kiến. Xử lý điểm này, một số cơ quan đã lấy ý kiến bằng cách nhấn nút điện tử một cách kín đáo, nhanh chóng nhờ đó giúp cho việc đánh giá được thực hiện hàng tuần, ở tất cả các cấp, điều này có thể nâng cao chất lượng dịch vụ.

Ở Malaysia, sau 6 năm triển khai chương trình tương tự như chương trình của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính cùng với Diễn đàn Kinh tế tư nhân đang phối hợp thực hiện, họ đã giảm được 2/3 chi phí cung cấp dịch vụ công liên quan đến hoạt động kinh doanh và giảm được 75% thời gian cung cấp dịch vụ công. Chúng ta đang đi theo hướng này. Hiện chúng tôi đang phối hợp với nhiều cơ quan trong đó có Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Tổng cục Hải quan và nhiều cơ quan kiểm tra chuyên ngành khác để tổ chức cải thiện từng khâu. Trong quá trình đó, có một loạt vấn đề cần giải quyết, chúng ta chọn những vấn đề cần ưu tiên làm thí điểm để nhân rộng.

Để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh hoạt động XNK ngày càng gia tăng, ông có góp ý gì?

Phải nói rằng, về phía các cơ quan Nhà nước gồm các cơ quan ban hành pháp luật, các đơn vị thực thi pháp luật và cơ quan tư pháp, chúng ta có khung khổ pháp luật cơ bản phù hợp chuẩn mực của WTO và các hiệp định đã ký kết. Nhưng qua trường hợp thu phí ở Hải Phòng, tôi cho rằng, về quy trình, thủ tục, phương pháp ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đâu đó có đơn vị, có chỗ còn làm chưa đúng, chưa tốt, ở các địa phương lỗ hổng này còn lớn hơn.

Đặc biệt, về phía Chính phủ, tôi muốn bổ sung một nhận xét, sự phối hợp chuyên môn giữa các đơn vị trong cùng một bộ, giữa nhiều bộ trong việc ban hành văn bản, kiểm tra chất lượng thực hiện, điều chỉnh văn bản… là một điểm yếu. Giả sử đã làm tốt thì để đạt được trình độ cạnh tranh cao hơn, một môi trường kinh doanh lành mạnh, mang tính chất thuận lợi cho phát triển kinh tế thì luôn luôn phải có sự điều chỉnh, phản biện, đối thoại, phối hợp xây dựng chính sách.

Ông có lời khuyên gì với các DN trong việc góp ý, tham gia xây dựng chính sách, pháp luật?

Về phía đơn vị thụ hưởng là các DN, hiệp hội, không phải ai cũng nhận ra việc góp ý, kiến nghị về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tác động đến quyền lợi của mình. Nếu nhận thức được nhưng DN lại hoạt động đơn lẻ, thì cả nước có hơn nửa triệu DN nhưng số DN có thể tự mình phản biện chính sách, đóng góp xây dựng chính sách cho cơ quan Chính phủ, góp ý giải pháp, biện pháp, lời văn câu chữ, làm thay đổi các văn bản quy phạm pháp luật cũng như đảm bảo quá trình thực hiện tốt chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Còn các DN khác phần lớn góp ý thông qua hiệp hội, nhưng thậm chí nhiều hiệp hội chưa phản ánh hết tâm ý DN, chưa tạo được sự đối thoại, lắng nghe lẫn nhau trong quá trình xây dựng chính sách.

Hiện nay chúng ta đã có thêm một bước là các hiệp hội DN cũng ngồi lại với nhau, phân tích những vấn đề có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của DN trong ngành hàng của mình để góp ý, trình bày với Chính phủ. Nhiều DN chưa theo hiệp hội nào, chưa biết góp ý ở đâu thì có thể góp ý với các hiệp hội có liên quan đến ngành của họ, như Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam. Chúng tôi đã đồng hành và liên kết với nhiều hiệp hội ngành hàng, hiệp hội ở các địa phương để tổng hợp ý kiến từ cơ sở, phân tích có hệ thống, có sự hiểu biết về tri thức, về cách thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, liên hệ trực tiếp với những đầu mối ban hành văn bản đó để đưa ra những kiến nghị phù hợp, đúng lúc để bảo vệ quyền lợi của các DN. Chúng tôi cho rằng, cứ tiếp tục tiến trình này, chúng ta sẽ làm cho nhiều DN hiểu được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện đúng chính sách, phát hiện những điểm chưa đúng, góp ý những điểm cần sửa chữa, đưa ra những giải pháp điều chỉnh, kiểm tra quá trình xây dựng, thực hiện chính sách đó… góp phần thúc đẩy môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện tốt hơn.

Xin cảm ơn ông!

赞(5)
未经允许不得转载:>88Point » 【c2 lịch thi đấu】Không ít doanh nghiệp "ngại" nêu ý kiến