您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【bang xep hang duc 2】Thị trường dầu mỏ thế giới: Đi về đâu? 正文

【bang xep hang duc 2】Thị trường dầu mỏ thế giới: Đi về đâu?

时间:2025-01-25 06:23:20 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Tàu chở dầu của Iran đang hướng về thị trường châu Á Thế nên người ta bảo giá tăng vì nguyên nhân đị bang xep hang duc 2

thi truong dau mo the gioi di ve dau

Tàu chở dầu của Iran đang hướng về thị trường châu Á

Thế nên người ta bảo giá tăng vì nguyên nhân địa chính trị. Nhưng xét theo tình hình phát triển kinh tế thế giới hiện nay, tăng trưởng khắp nơi ảm đảm như vậy thì nhu cầu nhiên liệu đâu có lớn trong khi giá lại tăng. Các yếu tố nghịch lý đang cùng xuất hiện và câu hỏi đặt ra là thị trường dầu mỏ sẽ đi về đâu?

Sau khi Mỹ và châu Âu thống nhất việc cấm mua dầu của Iran, quốc gia Hồi giáo này đã đe dọa trả đũa bằng việc đóng cửa Eo biển Hormuz, nơi lưu thông tới 20/% lượng dầu mỏ cung cấp cho thế giới. Diễn biến mới nhất này khiến giới kinh doanh lo ngại nguy cơ thị trường dầu mỏ sẽ có phản ứng tiêu cực với cuộc xung đột này.

Giới phân tích Anh đã dự đoán hai khả năng. Trường hợp thứ nhất là các lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) sẽ được thực hiện từ 1-7 theo thỏa thuận và như vậy khoảng 450.000 thùng dầu/ngày từ Iran không thể xuất sang châu Âu, buộc Iran tìm kiếm các nguồn cầu khác. Thị trường EU chỉ chiếm 18% lượng dầu xuất khẩu của Iran (tính từ tháng 1 đến tháng 6-2011), và các thị trường quan trọng nhất của Iran nằm tại châu Á. EIU dự báo rằng dòng dầu mỏ xuất khẩu của Iran sẽ chảy về hướng Đông nhiều hơn, có thể với giá rẻ hơn và sản lượng của Iran sẽ giảm 300.000 thùng/ngày trong năm 2012 và 400.000-500.000 thùng/ngày trong năm 2013.

Trong khi đó, Arab Saudi được cho là sẽ thay thế Iran cung ứng nguồn dầu sang các nhà máy lọc dầu tại châu Âu. Giữa tháng 1-2012, Bộ trưởng Dầu mỏ Arab Saudi tuyên bố rằng nước này sẽ có đủ khả năng lấp chỗ trống của Iran tại châu Âu. Tất nhiên, nói dễ hơn làm. Sẵn sàng gánh nhiệm vụ này không phải là không có khó khăn đối với Arập Xêút. Arab Saudi sẽ không dễ dàng phán đoán sự thiếu hụt nguồn cung lớn mức nào.

Nếu nước này đổ quá nhiều dầu vào thị trường một cách đột ngột, giá dầu sẽ giảm, đặc biệt là trong khi Iran cũng đang phải bán dầu giá rẻ hơn tới các thị trường thay thế. Giá cả đi xuống sẽ tác động không chỉ xuất khẩu của Arab Saudi mà còn cả các nước OPEC. Chắc chắn Arab Saudi sẽ nỗ lực tránh không châm ngòi cho xu hướng đó. Nhiều khả năng châu Âu sẽ quay sang Nga để tìm nguồn dầu thiếu hụt do cấm vận, đặc biệt là khi dầu của Nga không đi qua eo biển Hormuz.

Trường hợp thứ hai là Iran đóng cửa eo biển Hormuz hoặc phương Tây ném bom các cơ sở dầu mỏ của Iran, mặc dù khả năng này khó có thể xảy ra, song tình hình sẽ còn phức tạp hơn rất nhiều. Chặn eo biển Hormuz sẽ khiến 15 triệu thùng dầu mỗi ngày không thể tới tay người mua, chủ yếu ở châu Á-Thái Bình Dương. Arab Saudi sẽ gặp khó khăn trong việc lấp chỗ trống thiếu hụt dầu mỏ bởi các con đường vận chuyển khác cũng bị ảnh hưởng.

Nếu phương Tây ném bom các cơ sở dầu mỏ của Iran, Arab Saudi chắc chắn sẽ được đề nghị tăng nguồn cung, nhưng nước này cũng không thể bơm toàn bộ lượng dầu thêm của mình ra thị trường vì lo ngại còn có những gián đoạn về sau. Như vậy, dù Arab Saudi có "rộng lượng" đến đâu thì năng lực dự trữ toàn cầu sẽ không đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt từ Iran. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vì thế có thể sẽ chịu áp lực phải bơm lượng dầu dự trữ chiến lược ra thị trường.

Mặc dù vậy, EIU cho rằng các viễn cảnh tai họa trên, trong bất kỳ trường hợp nào, rất khó có thể xảy ra. Việc Iran đơn phương đóng cửa Eo biển Hormuz đồng nghĩa với việc chặn con đường sống thiết yếu của nền kinh tế của chính mình. Các cường quốc phương Tây, vốn đang phải vật lộn với những hỗn loạn kinh tế, cũng hết sức miễn cưỡng trong việc ném bom Iran. Cả hai bên đều có những động lực lớn trong việc tránh một cuộc xung đột lớn.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận, sự không chắc chắn về lời đe dọa đóng cửa Eo biển Hormuz cũng như những quan ngại về cơ chế mà Arab Saudi sẽ thay thế nguồn dầu của Iran tại châu Âu đã, đang và sẽ tạo ra những áp lực với giá dầu toàn cầu. EIU đã nâng mức dự báo giá dầu bình quân trong năm 2012 lên mức 110 USD/thùng so với mức 100 USD/thùng trước đó.

Cẩm Tuyến