【kqbd nhật 2】Tính lại phát triển thủy điện
Ồ ạt phát triển
Nhìn nhận về vụ việc vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy, GS. TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho hay: "Công trình thủy điện của Lào có thuê cả các nước như Thái Lan, Hàn Quốc... làm, nhưng tôi biết rằng, một trong những nguyên nhân dẫn tới vỡ đập là bởi thiếu số liệu khảo sát công trình. Thiếu số liệu dẫn tới dự báo lũ thấp hơn lũ thực tế. Đây là điều rất đáng lưu ý với Việt Nam".
Theo Bộ Công Thương, đối với thủy điện, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 đạt tổng công suất lắp đặt 21.600MW, năm 2025 đạt 24.600MW và đến năm 2030 đạt 27.800MW. Hiện nay, hầu hết các dòng sông, suối đã được nghiên cứu quy hoạch với 824 dự án thủy điện có tổng công suất 24.778 MW, bằng 95,3% tiềm năng khả thi nêu trên. Trong số đó, đã vận hành khai thác 17.987 MW; đang thi công xây dựng 165 dự án có tổng công suất 3.348 MW, bằng 13,51% tổng công suất quy hoạch; đã cho phép nghiên cứu đầu tư 260 dự án có tổng công suất 3.050 MW, bằng 12,31% tổng công suất quy hoạch; còn lại 56 dự án (chủ yếu quy mô nhỏ) chưa phê duyệt chủ trương đầu tư, tổng công suất 393,5 MW, bằng 1,59% tổng công suất quy hoạch. Việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện đã thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế. Hầu hết các dự án thủy điện vừa và nhỏ do DN ngoài nhà nước làm chủ đầu tư.
TS. Vũ Trọng Hồng đánh giá: Việc phát triển thủy điện của Việt Nam khá ồ ạt, thiếu quy hoạch. Chưa có một đất nước nào phát triển thủy điện nhanh như Việt Nam, quy hoạch hàng nghìn thủy điện chỉ trong vòng 20 năm. Các hồ thủy điện nhỏ không bao giờ có dung tích phòng lũ. Khi tích nước vào, chỉ cần có mưa là hồ xả đi. Đáng chú ý, khi thủy điện nhỏ xả lũ, không biết trước được sẽ xả đi đâu. "Năm 2013 khi trình Quốc hội khóa VI, bản dự thảo báo cáo của Chính phủ có nhắc, số liệu khảo sát xây dựng các thủy điện nhỏ rất sơ sài. Các thủy điện này nằm ở địa thế nguy hiểm. Tôi cho rằng, những tỉnh, thành có sông suối cùng đồng khởi làm thủy điện là sai lầm quá lớn. Xây dựng thủy điện lẽ ra phải cân nhắc rất kỹ xem vùng hạ du dùng nước như thế nào", TS. Vũ Trọng Hồng nói. Cũng theo TS. Vũ Trọng Hồng: Từ trước tới nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ tập trung làm các thủy điện lớn, còn thủy điện nhỏ để cho các DN, thậm chí là DN tư nhân tham gia. Hiện nay, thủy điện lớn chiếm chưa đến 10% trên tổng số thủy điện của cả nước, còn lại là hàng trăm thủy điện nhỏ. Điển hình như riêng tại Quảng Nam đã có tới 40 thủy điện nhỏ.
Đề cập tới câu chuyện phát triển thủy điện ở Việt Nam, PGS.TS Đào Trọng Tứ, nguyên Phó Tổng thư ký Ủy ban sông Mê Kông nêu quan điểm: Trong hơn 2 thập kỷ trở lại đây, Việt Nam đã khai thác gần hết (trên 85%) tiềm năng thủy điện của quốc gia, đặc biệt là các công trình thủy điện lớn trên 100 MW. Hiện, Việt Nam còn rất ít vị trí để xây đập thủy điện lớn. Tuy nhiên, tiềm năng thủy điện nhỏ vẫn còn. Nhiều thủy điện nhỏ vẫn đang được các địa phương cho phép các nhà đầu tư tư nhân xây dựng.
Đẩy mạnh chiến lược thay thế thủy điện
Trong phát triển thủy điện ở Việt Nam hiện nay, TS. Vũ Trọng Hồng cho rằng: Đối với những thủy điện nhỏ, đã từng xảy ra sự việc sai phạm về quy trình xả lũ như trường hợp thủy điện Hố Hô (Hương Khê, Hà Tĩnh) thì phải nghiên cứu để "xóa sổ". "Tóm lai, phải có rà soát lại thống thủy điện. Năm 2013, các dự án thủy điện đã được rà soát nhưng hiện nay phải tiến hành rà soát công trình. Việc rà soát này không thể giao cho các bộ tiến hành mà phải do Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai triển khai. Bên cạnh đó, cũng cần có chương trình kiểm tra tổng thể về tình hình an toàn hồ đập. Khi hồ đập thiếu an toàn, lũ lụt xảy ra, thiệt hại có thể chiếm tới 1-2% GDP. Trong khi đó, để nâng GDP lên thêm một chút, các DN cũng hết sức khó khăn", TS. Vũ Trọng Hồng nói.
Còn theo ông Nguyễn Tài Sơn, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế xây dựng các công trình điện: Trước đây, việc quan tâm đến an toàn đập thủy điện còn hạn chế song những năm gần đây đã dần đi vào bài bản. Tuy vậy, để thực hiện hết các yêu cầu về an toàn đập cần phải có kinh phí rất lớn nên việc này chỉ được ưu tiên đối với các lưu vực lớn, các công trình lớn ảnh hưởng đến hạ du. Với thủy điện nhỏ, những công trình cũ chưa được quan tâm về an toàn cần được bổ sung, phân tích, tránh thiệt hại khi có rủi ro xảy ra.
Xem xét phát triển thủy điện ở tầm xa hơn, không chỉ dừng ở chỗ nâng cao công tác quản lý an toàn đập, TS. Đào Trọng Tứ nhấn mạnh: Việt Nam đang có những bước tiến trong chính sách khuyến khích phát triển nguồn năng lượng trong những thập kỷ sắp tới. Hiện đã có nhiều thông tin khả thi về khả năng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo từ năng lượng gió, mặt trời, sóng biển, địa nhiệt,… nhằm thay thế nhu cầu phát triển thủy điện, tìm nguồn năng lượng bổ sung cho nhu cầu điện ngày càng tăng. Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa chiến lược thay thế này.
Theo Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện: Việc rà soát tổng thể quy hoạch thủy điện theo Nghị quyết của Quốc hội đã được Chính phủ triển khai nghiêm túc, đưa ra khỏi quy hoạch 424 dự án, tạm dừng có thời hạn 136 dự án, không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí tiềm năng, tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án. Qua rà soát cho thấy, công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện còn nhiều hạn chế. Chất lượng quy hoạch và quyết định đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy điện, nhất là các công trình vừa và nhỏ chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu, yêu cầu về bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên nước và hiệu quả tổng hợp kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đối với quy hoạch, dự án, công trình thủy điện vừa và nhỏ chưa được chú trọng đúng mức, chất lượng chưa cao. Tại một số công trình thủy điện, việc quản lý chất lượng xây dựng, bảo đảm an toàn vận hành khai thác, thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, điều tiết nước chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật, gây tác động tiêu cực... |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·An Giang: Phát hiện, tạm giữ 1 tấn vải màu các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- ·Lào Cai ngăn chặn xử lý trên 15.000 gói cánh vịt ăn liền không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Xử phạt Công ty TNHH MTV Halo Beauty do sai phạm trong thiết lập website để bán hàng
- ·Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Little Garden Spa kinh doanh mỹ phẩm Mint Care không rõ nguồn gốc?
- ·Tiền Giang xử phạt cơ sở kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng
- ·Chưa có bằng chứng khoa học chứng minh nước ion kiềm có tác dụng trị bệnh
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Lãnh đạo Chính phủ chủ trì Diễn đàn cấp cao về CMCN 4.0 năm 2023
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Bác sĩ cảnh báo: Mối nguy hiểm từ các loại dung dịch thông tắc bồn cầu
- ·Ngân hàng phát đi cảnh báo nhiều hình thức lừa đảo mới với đích ngắm của tội phạm mạng
- ·Ứng dụng tem thông minh chống hàng giả cho xuất bản phẩm
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Chuyển công an điều tra vụ việc tại Thẩm mỹ viện Hàn Quốc Gangwhoo
- ·Bắc Giang tiêu hủy 33.915 đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm
- ·Kit test, thuốc cảm cúm 'nóng' trở lại, cảnh báo nguy cơ kháng thuốc khi điều trị tại nhà
- ·Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
- ·Nhiều người trẻ tuổi tại Trung Quốc lạm dụng thuốc trị tiểu đường Ozempic để giảm cân