当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【nhận định pháp vs hà lan】120 bảo vật triều Nguyễn: Châu về hợp phố 正文

【nhận định pháp vs hà lan】120 bảo vật triều Nguyễn: Châu về hợp phố

来源:88Point   作者:Nhà cái uy tín   时间:2025-01-10 00:42:48

Cung Nam phương Hoàng hậu,ảovậttriềuNguyễnChâuvềhợpphốnhận định pháp vs hà lan nơi trưng bày bảo vật triều Nguyễn

Một lãnh đạo công tác lâu năm trong ngành văn hóa Lâm Đồng cho hay, trước đây ngành cũng đã đề nghị đưa bảo vật triều Nguyễn ra trưng bày để phát huy giá trị bộ sưu tập quý giá này nhưng do có vấn đề lấn cấn nên tỉnh chưa quyết. Đến tháng 10/2016, tỉnh mới chỉ đạo Sở Tài chính chuyển giao số hiện vật đang tạm giữ tại Kho bạc nhà nước cho Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng để gìn giữ, bảo quản lâu dài và phát huy giá trị.

“Bảo tàng đã phối hợp với chuyên gia hàng đầu về giám định cổ vật của Bộ VH-TT&DL và Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam để giám định, chỉnh lý và xác định niên đại của từng hiện vật. Qua đó có thể khẳng định đây là bộ sưu tập quý hiếm, từng được sử dụng trong cung đình triều Nguyễn, rất phong phú về loại hình và đa dạng về chất liệu. Nhiều hiện vật được xếp vào nhóm độc bản chỉ có ở Bảo tàng Lâm Đồng, thể hiện tính thẩm mỹ rất cao. Khung niên đại phổ biến vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cá biệt có hiện vật niên đại được xác định vào cuối thế kỷ 18”, Giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng - Phạm Hữu Thọ nói và cho biết thêm vì đây là bộ sưu tập có giá trị cao về kinh tế, lịch sử và văn hóa nên phải có thời gian để chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết mới có thể đưa ra trưng bày.

 

Chậu rửa mặt của vua với thành bịt vàng, cẩn 119 hạt ngọc

Chiếc chậu được cẩn 119 hạt ngọc của vua Khải Định

Tham quan khắp lượt Phòng trưng bày hiện vật “Cung đình triều Nguyễn” ở tầng 2 của Cung Nam Phương Hoàng hậu (trong khuôn viên Bảo tàng Lâm Đồng) nhưng không thấy chiếc chậu rửa mặt của vua với thành chậu bịt vàng, gắn 119 hạt ngọc nhiều màu tuyệt đẹp mà bác Nguyễn Đức Hòa (người có công lớn nhất trong việc cất giấu bảo vệ sự toàn vẹn của bộ hiện vật này) từng mô tả vào năm 2000. Theo lời bác Hòa, trước khi cất vào két sắt, bà Từ Cung nghẹn ngào nói: “Kỷ vật của Tiên đế (vua Khải Định - PV) đó! Người quý thứ này lắm nhưng tiếc là đã bị mất 2 hạt ngọc!”.

Anh Lê Phi Long, Phó phòng Sưu tầm bảo quản (Bảo tàng Lâm Đồng) khẳng định trong bộ hiện vật có chiếc chậu rất đẹp và ấn tượng nói trên nhưng chưa đưa ra trưng bày đợt này. Lãnh đạo Bảo tàng cho hay: Hiện mới trưng bày 36 bảo vật, còn nhiều hiện vật “đỉnh” dự kiến sẽ xuất kho nhân dịp tổ chức Festival hoa vào cuối năm nay. Sắp tới sẽ đề nghị phía công an phối hợp để có phương án bảo vệ tối ưu đối với số hiện vật quý giá này.

Tô ngọc vua Khải Định ban tặng cho hoàng tử Vĩnh Thụy

Bù lại, trong số hiện vật đang được trưng bày thuộc nhóm những cổ vật ngự dụng (dùng trong hoàng cung) có nhiều vật dụng sinh hoạt sang trọng như chậu bạc, bình rượu ngọc, ly và chén ngọc bịt vàng, thau có vành bằng vàng… cho thấy cuộc sống xa hoa của các bậc đế vương triều Nguyễn. Đặc biệt, trong đó có chiếc bát ngọc nhất phẩm, kỷ vật do vua Khải Định ban cho Trưởng hoàng tử Vĩnh Thụy vào năm thứ 3 đời vua Khải Định (năm 1918); muỗng có cán bằng ngà voi, phần muỗng nghi được chế tác từ sừng tê giác.

Bên cạnh các hiện vật quý do những người thợ tài hoa trong Ngự xưởng triều đình nhà Nguyễn chế tác, còn có một số bát ngọc, bình ngọc, lọ ngọc cổ có nguồn gốc từ Trung Hoa, trong đó độc đáo nhất là cặp bát ngọc phỉ thúy với miệng bịt vàng mà nhà Thanh đã tặng cho triều đình nhà Nguyễn, đế có khắc dòng chữ Hán “Đại Thanh Càn Long niên chế”. Hoặc những tặng phẩm từ châu Âu như đĩa ngọc, bình rượu ngọc, bộ nồi gia dụng mạ vàng sáng lóng lánh từng được vua quan, hoàng tộc triều Nguyễn sử dụng.

Nghiên mực hình chiếc lá sen bằng ngọc màu xanh xám.

Bút ngọc từ thời vua Tự Đức

Một trong những hiện vật gây ấn tượng đặc biệt nữa là chiếc bút bằng ngọc màu trắng ngà được chế tác từ năm 1848, năm trị vì đầu tiên của vua Tự Đức. Bút này dùng để soạn thảo những văn bản quan trọng, ngự phê tấu, sớ… Trên cây bút có khắc 2 dòng chữ Hán “Tự Đức nguyên niên” và “Ngự diên văn bảo”. Bút còn có chiếc nắp đậy bằng ngọc xinh xắn, được chạm khắc hoa văn tinh xảo.

Theo bà Đoàn Bích Ngọ, Phó Giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng, trong bộ hiện vật văn phòng tứ bảo còn có các bảo vật đáng chú ý khác từng được sử dụng trong cung vua Nguyễn như thủy trì (dụng cụ đựng nước để rửa bút lông) hình lá sen bằng ngọc xanh có khắc gân lá rất ấn tượng, nghiên mực và gác bút bằng ngọc quý hiếm. Các hiện vật được sử dụng trang trí trong thư phòng hoàng cung cũng muôn hồng nghìn tía với đỉnh ngọc, phiến ngọc, đài sen… bằng ngọc quý.

Nhiều nhất là các bức tượng Phật và tiên nữ thể hiện tín ngưỡng thịnh hành của triều Nguyễn ở kinh thành Huế là Phật giáo. Bộ sưu tập tượng thú khá phong phú với các tác phẩm điêu khắc từ ngọc, đá quý, pha lê trong suốt. Từ con kỳ lân, một trong những tứ linh biểu trưng cho quyền uy đến voi, ngựa biểu trưng cho sức mạnh; ngoài ra còn có những bức tượng hươu nai tuyệt đẹp…

Nhiều cổ vật biểu thị quyền uy

Là người được tham gia giám định các bảo vật triều Nguyễn tại thành phố Đà Lạt, anh Lê Phi Long cho biết: Trong bộ sưu tập có 3 hiện vật là thẻ bài được chế tác bằng chất liệu ngọc màu trắng và trang trí hình rồng. Hai trong số đó là của vua Khải Định với mặt trước và mặt sau đều được chạm khắc tỉ mỉ. Một thẻ bài khắc nổi dòng chữ Hán nạm vàng “Khải Định trân bảo” và “Đại Nam Thiên tử”. Thẻ bài kia do vua Khải Định ban cho Hoàng Thái tử Vĩnh Thụy, mặt trước khắc các chữ Hán “Khải Định trân bảo”, còn mặt sau là dòng chữ “Đông cung Hoàng Thái tử”.

Bức trấn phong “vạn thọ tứ tuần Đại Khánh”

Về các bức trấn phong, đa số được chế tác bằng bạc có khắc chữ Hán mạ vàng. Hoành tráng nhất là bức “Vạn thọ tứ tuần Đại Khánh” bằng bạc có 9 chữ mạ vàng, 15 chữ bạc, một viên ngọc màu đỏ cẩn phía trên và các hoa văn rồng uốn lượn xung quanh. 17 năm trước bác Hòa từng mô tả tỉ mỉ với chúng tôi về bảo vật này. Bác cho biết bức trấn phong do Ngự xưởng chế tác nhân dịp sinh nhật lần thứ 40 của vua Bảo Đại, từng được trưng bày tại một phòng lớn trong Dinh 3, đến năm 1988, quá trình kiểm tra Dinh thự này, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã đưa về bảo quản cùng các bảo vật triều Nguyễn khác. Trước đó vào dịp sinh nhật 30 tuổi của Hoàng đế Bảo Đại (năm 1943), Ngự xưởng cũng đã chế tác bức trấn phong bằng bạc và chạm khắc công phu hình ảnh “lưỡng long tranh châu”.

“Đúng là ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”, một du khách thốt lên khi tham quan khắp lượt gian trưng bày. “Đa số các hiện vật đã được chế tác hơn 100 năm nhưng vẻ đẹp vẫn không phai mờ. Ngọc là chất liệu rất cứng vậy mà được gọt đẽo, mài dũa và chạm khắc hoa văn tinh xảo thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo thế này cho thấy trình độ chế tác của những người thợ thủ công ở nước ta thời đó đã đạt đến bậc thầy”, Giám đốc Thọ hào hứng nói.

Riêng tôi, mỗi lần chiêm ngưỡng các bảo vật này lại nhớ đến bác Hòa. Suốt 33 năm với bao biến cố lịch sử, bác âm thầm cất giấu hai rương sắt đựng bảo vật rồi trao lại “kho báu” cho Tỉnh ủy Lâm Đồng vào năm 1988. Tôi nhớ giọng gốc Huế nhè nhẹ và chậm rãi của bác khi thuyết minh về Dinh 3. Tác phong điềm đạm, hòa nhã với mọi người dù quen hay lạ. Năm 2000, trò chuyện với chúng tôi, bác nói “mong nhà nước sớm thẩm định và đưa ra trưng bày số báu vật này cho mọi người cùng chiêm ngưỡng”. Mong ước ấy giờ đã thành hiện thực nhưng bác Hòa đã đi xa. Bác mất năm 2012 ở tuổi 85.

Theo Tiền Phong

标签:

责任编辑:Thể thao