当前位置:首页 > Thể thao

【kèo nhà cái ý】Một số đại biểu Quốc hội chưa gương mẫu trong chống dịch Covid

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại phiên họp .

Tiếp tục phiên họp thứ 2,ộtsốđạibiểuQuốchộichưagươngmẫutrongchốngdịkèo nhà cái ý sáng 18/8 Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng kết kỳ họp thứ nhất và xem xét việc chuẩn bị kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, trong quá trình chuẩn bị kỳ họp, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã theo sát thực tế, chỉ đạo rất sát sao, quyết liệt về các điều kiện bảo đảm, nhất là công tác phòng, chống dịch, đồng thời yêu cầu các cơ quan hữu quan đề cao trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ để chủ động chuẩn bị sớm các nội dung, bảo đảm chất lượng tốt, bám sát đường lối, chủ trương của Đảng.

Các phương án tổ chức kỳ họp đã được cân nhắc rất kỹ lưỡng song song với việc xây dựng các kế hoạch, kịch bản chi tiết, triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch, có tính toán, dự lường các tình huống khó khăn,… để từ đó lựa chọn phương án tổ chức kỳ họp tối ưu với quyết tâm rất cao bảo đảm kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ khai mạc đúng thời gian quy định và hoàn thành các nội dung đã đặt ra, ông Cường đánh giá. 

Tuy nhiên, vấn đề cần rút kinh nghiệm, theo Tổng thư ký Quốc hội là mặc dù đã có sự chuẩn bị các kịch bản trong công tác phòng, chống dịch, song vào ngày kết thúc kỳ họp, việc báo cáo có ca nghi nhiễm Covid-19 do xét nghiệm không chính xác, việc bảo mật thông tin, cách thức xử lý vấn đề của một số cơ quan, đơn vị hữu quan vẫn chưa chuyên nghiệp, còn lúng túng, chưa kịp thời, bài bản, chặt chẽ, tạo dư luận không cần thiết.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ, lúc đầu dự thảo phát biểu bế mạc kỳ họp đánh giá là kỳ họp rất thành công. Nhưng do có thông tin chưa chính xác về an toàn chống dịch nên đã giảm tông, bỏ chữ rất đi, chỉ còn là thành công tốt đẹp.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đánh giá, một số vị đại biểu chưa gương mẫu trong chống dịch.

Trước kỳ họp, các đại biểu được yêu cầu không tổ chức giao lưu và không về địa phương trong quá trình diễn ra kỳ họp. Nhưng ông Định cho biết, trong thời gian 10 ngày diễn ra kỳ họp, cá nhân ông cũng nhận một số lời mời gặp gỡ nhưng ông đều từ chối, do yêu cầu đã đưa ra trước đó khi Quốc hội buộc phải triệu tập kỳ họp trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Ông Định nói, trường hợp đại biểu có kết quả test nhanh Covid-19 dương tính chính là như vậy. Khi nhận tin về đại biểu này, địa phương nơi ông cư trú, công tác là huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đã lập báo cáo, gửi lên thì các cơ quan của Quốc hội mới biết trong quá trình họp, vị này sử dụng xe ô tôriêng, đã đi/về giữa Phú Thọ - Hà Nội và có tham gia cuộc gặp gỡ với nhiều người ở quê, dù kế hoạch tổ chức kỳ họp được lên trước đó là đại biểu các địa phương ở tập trung tại khách sạn, trong quá trình họp Quốc hội không trở về địa phương.

“Nên rút kinh nghiệm về việc có những đại biểu địa phương mang xe con riêng tới Hà Nội để đi họp hàng ngày chứ không đi xe chung cùng cả đoàn đại biểu địa phương. Có lẽ, phương án tổ chức các kỳ họp trong điều kiện dịch bệnh phải làm chặt như Đại hội Đảng, tất cả đại biểu sử dụng xe đưa đón theo đoàn, chỉ đi từ nơi ăn nghỉ tới nơi họp và ngược lại, để đảm bảo an toàn. Rất may là kết quả test dương tính với đại biểu sau đó được khẳng định là sai, chứ nếu hôm đó, việc đại biểu mắc Covid-19 xảy ra thật thì sẽ lại phải ngồi kiểm điểm nhau”,  Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu. 

Vẫn liên quan đến vấn đề cần rút kinh nghiệm, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- ngân sách Nguyễn Phú Cường nêu thực tế, trong các phiên thảo luận toàn thể được truyền hình trực tiếp, một số đại biểu vì áp lực phát biểu cho cử tri nhìn thấy chứ không đi vào nội dung trực tiếp đang được thảo luận. 

Về việc này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhìn nhận, hiện tượng phát biểu vì áp lực của cử tri là có, nhưng không nhiều. "Anh có năng lực thì cử tri sẽ biết chứ không phải là cứ lên truyền hình phát biểu một bài dài dằng dặc cử tri mới  biết", ông nói.

Ông Phương đề nghị cần có phần mềm thống kê để đại biểu nào phát biểu quá nhiều lần thì dành cho đại biểu khác.

"Có những vị nội dung nào cũng phát biểu nhưng chưa chắc đã tốt, đã sâu, hoặc vừa phát biểu xong lại giơ biển tranh luận mà thực tế là "chen luận", nên Quốc hội toàn nghe mấy vị đó chứ không được nghe ý kiến đại biểu khác", ông Phương nêu quan điểm.

分享到: