Theỹgiảimậtdữliệukhovũkhíhạtnhâkết quả trận pohang steelerso đài RT, báo cáo giải mật của NNSA chỉ ra quy mô của kho dự trữ hạt nhân Mỹ gần như giữ nguyên so với năm 2021. Vào thời điểm đó, Washington cho biết đang sở hữu 3.750 đầu đạn tính đến tháng 9/2020. Số liệu thống kê bao gồm cả đầu đạn đang hoạt động và chưa hoạt động, nhưng không bao gồm những đầu đạn đã bị dừng sử dụng.
NNSA lưu ý, từ năm 1994 - 2023, Mỹ đã tháo dỡ 12.088 đầu đạn hạt nhân cũng như “khoảng 2.000 đầu đạn bổ sung hiện đã ngừng hoạt động và đang chờ tháo dỡ”.
Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), tính đến năm 2024, Mỹ vẫn là cường quốc hạt nhân lớn thứ 2 thế giới với tổng cộng 5.044 đầu đạn. Nga là nước đứng đầu với 5.580 đầu đạn hạt nhân.
Số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ bắt đầu giảm dần đều từ đỉnh điểm của chiến tranh Lạnh, khi Washington và Moscow tham gia vào các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí hiệu quả. Mặc dù đối thoại bị đình trệ do quan hệ Mỹ - Nga trở nên xấu đi, một phần do cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng 2 cường quốc vẫn cam kết thực hiện Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START), trong đó giới hạn số vũ khí hạt nhân được triển khai ở mỗi nước là 1.550 khí tài.
Tuy nhiên, một báo cáo của SIPRI hồi tháng 6 cảnh báo, thế giới đang ở “một trong những thời kỳ nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người” khi các cường quốc toàn cầu tiếp tục tăng cường và hiện đại hóa kho vũ khí nguyên tử của họ. Các nhà nghiên cứu nhận định, căng thẳng liên quan đến các cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza đóng vai trò quan trọng trong việc làm suy yếu chính sách ngoại giao hạt nhân toàn cầu.