【kq bong da wap】Tác giả Lệ Hằng: “Quê hương luôn hiện hữu và lưu dấu nhiều nhất trong sáng tác của tôi”

时间:2025-01-10 10:46:05 来源:88Point

Và tác phẩm “Dưới bóng quê hương chợt lòng mưa nắng” giành giải Nhất của nữ tác giả người làng Phù Bài (TX. Hương Thủy) hiện đang sống và làm việc tại Đà Nẵng - như một lần nữa khẳng định con đường sáng tác mà chị theo đuổi.

Tác giả Lệ Hằng

Chia sẻ với Thừa Thiên Huế Online,ácgiảLệHằngQuêhươngluônhiệnhữuvàlưudấunhiềunhấttrongsángtáccủatôkq bong da wap tác giả Lệ Hằng thật thà: “Các sáng tác của tôi, cả thơ và văn xuôi, luôn là sự nghiêm túc của trí tuệ và thăng hoa của tâm hồn. Tình cảm là thứ đã có trước, nó tồn tại và chi phối tôi ngay cả khi tôi không nhận ra nó”.

- Thưa chị, cảm xúc của chị khi hay tin mình là người giành giải Nhất cuộc thi bút ký với chủ đề “Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế”?

Thông tin mình được giải cao trong cuộc thi bút ký “Di sản, văn hoá và con người Thừa Thiên Huế” đến với tôi một cách vô cùng thú vị. Lúc ấy, tôi vừa về quê được hai hôm để có việc riêng chứ hoàn toàn không biết chút thông tin nào về việc cuộc thi đã tổng kết và ban tổ chức đang gửi giấy mời cho các tác giả đạt giải. Lễ trao giải chỉ diễn ra năm ngày sau đó. Tôi nghĩ bất cứ ai trong trường hợp thế này cũng sẽ cảm thấy xúc động như nhận được một món quà bất ngờ.

- Ý tưởng bút ký giành giải Nhất ra đời trước khi có cuộc thi hay khi biết tin có cuộc thi chị mới bắt tay viết?

Cảm ơn bạn rất nhiều vì câu hỏi này cho tôi cơ hội được chia sẻ nhiều hơn về tác phẩm.

Tôi biết đến cuộc thi này ngay từ ngày đầu cuộc thi được phát động trên Tạp chí Sông Hương nhưng mãi vẫn không viết và cũng đã nghĩ rằng mình không tham gia. Kỉ niệm với quê hương thì không gì đong đếm cho hết được, những câu chuyện lúc nào cũng ăm ắp đầy trong ngăn ký ức. Và cuộc sống hôm nay, cuộc sống luôn bày ra ngồn ngộn trước mắt như một khối dữ liệu khổng lồ, không thể nào ghi lại tất cả.

Tôi có nguyện vọng khi mình viết bút ký là khi mình cho bản thân và cho bạn đọc một cơ hội để nhìn cuộc sống một cách sâu sắc, nghĩa là mình có một góc nhìn và có điều để nói bên dưới vỉa tầng những gì mình có thể viết ra. Vậy nên tôi đã không thể đặt bút xuống trong gần nửa năm trời.

Mãi cho đến tháng 8 vừa rồi (8/2022), tôi có chuyến về thăm quê, lúc đó mới thực sự chiêm ngắm quê hương. Chiêm niệm suy tư và ngắm nhìn quê hương thật sâu và thật lặng lẽ. Tôi nhận ra rằng nói về di sản sẽ là mênh mông nhưng với tôi, di sản tinh thần là quan trọng nhất và bền bỉ nhất. Không có di sản tinh thần thì những đền đài hay từ đường kia sẽ trở nên vô hồn. Tất cả những gì hiện hữu trong thế giới vật chất hôm nay có thể một mai vì lí do nào đó mà hư hỏng hay thậm chí biến mất nhưng những gì thuộc về tinh thần thì không thể mất đi một khi mình vẫn còn ý thức về nó.

Suy nghĩ này đã loé lên và trở thành động lực mạnh mẽ khiến tôi bật dậy và viết ngay bài bút ký đầu tiên về Huế.

- Bao lâu cho ý tưởng và mất bao lâu để bút ký này ra đời, thưa chị?

Ý tưởng đã hình thành như thế và tôi đã viết “Dưới bóng quê hương chợt lòng mưa nắng” trong một ngày gần như thức trắng. Hôm ấy tôi chỉ nghĩ về những gì cần viết và chỉ làm một vài việc cá nhân tối thiểu để tập trung cho nó. Tôi đã tiết chế cảm xúc và rất “kiệm lời” trong trang viết, bài bút ký không thực sự dài về số từ, chỉ ngót nghét 6.000 từ và bây giờ nếu có thể nói điều gì đó mình vẫn nói rằng những gì được viết ra trên trang giấy ít hơn những gì nằm bên dưới nó rất nhiều.

Tác giả Lệ Hằng (thứ 4 từ trái, hàng dưới) hôm cùng các tác giải nhận giải cuộc thi bút ký với chủ đề “Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế” 

- “Dưới bóng quê hương chợt lòng mưa nắng” có thể nói đã hòa quyện được nét đẹp con người, văn hóa lẫn di sản Huế. Để làm được điều đó, chắc hẳn chị phải đã dày công tích lũy vốn sống cũng như trải nghiệm thực tế?

Thật khó để trả lời câu hỏi này. Chính xác là thật khó để nói cho hết ý được. Huế là quê hương của tôi và với tôi, di sản quê hương để lại trên cuộc đời tôi chính là nếp sống nếp nghĩ, là tâm hồn, là tình yêu, là cá tính… gần như tất cả những gì làm nên con người tôi hôm nay.

Những gì được viết trong “Dưới bóng quê hương chợt lòng mưa nắng” là những gì tôi đã trải qua, sự kiện và cảm xúc đều là chân thật. Nhưng, nó không phải là một bài tường thuật bởi tôi viết bằng trí tuệ, bằng tư duy của một người con yêu quê hương khi đã đi xa. Ở đây tôi không chỉ muốn nói đến việc xa trong không gian địa lý mà tôi còn muốn nói đến việc xa trong nhận thức, trong hiểu biết khi tiếp xúc, học hỏi, tương tác với những nền văn hoá khác rồi nhìn lại và nhận ra những giá trị trong di sản quê hương mình.

- Đọc bút ký của chị người ta có thể thay ngay một con người Huế nặng lòng với cội nguồn, quê hương dù ở xa hay ở ngay chính trong ngôi nhà ngay trên quê hương. Cội nguồn, quê hương ảnh hưởng như thế nào trong sáng tác của chị?

Như bạn thấy đó, trong bài bút ký chúng ta đang trao đổi, dù tôi không thể nói hết về quê hương nhưng quê hương đã ôm trọn, đã bao trùm tác phẩm. Ngoài các thể loại văn học phi hư cấu như bút ký, tôi còn sáng tác truyện, kịch và thơ. Trong các sáng tác thuộc ba thể loại này, thơ là nơi mà quê hương hiện hữu và lưu dấu nhiều nhất. Trong trường liên tưởng của tôi, hầu như hình ảnh nào tôi viết trong thơ cũng mang bóng dáng của nơi tôi đã sinh ra. Điều này khá riêng tư và gần như là một “bí mật” của riêng tôi vì trong thơ, tôi “trò chuyện” bằng ngôn ngữ riêng của tôi, không cắt nghĩa không chú thích với bạn đọc điều gì.

- Văn hóa làng xã cũng được chị khắc họa rất chi tiết trong bút ký. Chị nghĩ sao về những điều chị viết và sự hiện hữu của văn hóa làng xã còn lại trong đời sống thường ngày?

Tôi nghĩ rằng khi bạn đặt cho tôi câu hỏi này là bạn cũng đã tinh tế cảm nhận được “điều gì đó” từ bài bút ký của tôi. Tôi đã viết khá chi tiết về văn hoá ở quê tôi mà nổi bật nhất là những lễ nghi, là ý niệm về đời sống tinh thần, về sự tồn tại thiêng liêng… nhưng như tôi đã nói, tôi không có ý thuật lại như một bài văn kể chuyện.

Tôi muốn cho bản thân và cho bạn đọc một cơ hội để suy nghĩ thật sâu sắc về di sản tinh thần, về đời sống thiêng liêng và về cuộc đời của mỗi người hôm nay. Những lễ nghi, tập tục chắc chắn sẽ dần dà có những cuộc “đổi mới”, những gì không còn phù hợp chắc chắn cần được gọt tỉa hoặc thay thế nhưng cái đẹp, cái cốt lõi làm nên giá trị trong đời sống tinh thần theo tôi là bền bỉ một khi chúng ta có ý thức về nó và gìn giữ nó. Tôi không ngại việc thay đổi, điều khiến tôi buồn và có thể cảm thấy tổn thương nhất chính là khi chứng kiến sự sáo rỗng, vô hồn. 

- Chắc chị cũng đọc nhiều bút ký dự thi trong dịp này và chị đánh giá như thế nào về bút ký đó?

Thực sự tôi không có cơ hội đọc bút ký dự thi của các tác giả khác. Trong thời gian cuộc thi diễn ra, tôi chỉ kịp viết hai tác phẩm khi ý tưởng loé lên rõ rệt và không đọc tác phẩm nào trước đó. Tôi chỉ được nhận Tạp chí Sông Hương khi có bài được in trên tạp chí nên không có nhiều cơ hội để đọc, hơn nữa năm vừa rồi tôi cũng bận rộn với nhiều việc khác nên không có thời gian tìm hiểu.

Trong lễ trao giải, tôi đã được tặng cuốn sách gồm 19 tác phẩm lọt vào chung khảo, tôi hi vọng rằng mình sẽ tìm thấy trong đó nhiều câu chuyện, nhiều tiếng nói, nhiều bài học cho bản thân.

Cuộc thi là lời nhắc nhở của quê hương

- Và chị nghĩ sao về cuộc thi bút ký này? – nơi để chị và nhiều người cầm bút có cơ hội được chia sẻ tâm tư, những điều muốn nói bằng văn chương.

Trong buổi toạ đàm trực tiếp hôm trao giải, tôi đã chia sẻ khá nhiều suy nghĩ về cuộc thi nhưng tất cả những gì tôi đã nói có thể tóm lại trong hai từ thôi, đó là ý nghĩa và thiết thực. Bây giờ tôi vẫn muốn nói lại điều này.

Đối với tôi, chủ đề của cuộc thi “Di sản, văn hoá và con người Thừa Thiên Huế” là một lời nhắc nhở của quê hương. Mình sẽ nói gì với người khác về nguồn cội của mình? Có câu chuyện nào cần kể? có thông điệp nào cần phải gửi đi? Làm sao để người khác có thể hiểu mình, có thể cảm thông? Và làm sao để gìn giữ cũng như lan toả di sản của quê hương trên cuộc đời mình? Cuộc thi đã nhắc nhở tôi, mời gọi tôi suy nghĩ sâu sắc về “Di sản, văn hoá và con người Thừa Thiên Huế” và cuối cùng là cầm bút lên viết.

PHAN THÀNH (thực hiện)

推荐内容