Thị trường Việt Nam đang chứng kiến làn sóng ô tô điện Trung Quốc ồ ạt xâm nhập kể từ năm 2023 đến nay. Chỉ trong vòng 12 tháng qua,điệnTrungQuốcđếnViệtNamKhôngdễchiếmlĩnhđượcthịtrườlich thi đấu ngoại hạng có tới 5 thương hiệu ô tô điện Trung Quốc đến Việt Nam, phủ khắp các phân khúc từ xe mini đến xe SUV, MPV. So với thị trường 1,3 tỷ dân ở Trung Quốc, thị trường Việt Nam nhỏ bé, chỉ có hơn 100 triệu dân nhưng đầy tiềm năng. Trong bối cảnh xe điện Trung Quốc bị châu Âu và Mỹ đánh thuế cao thì việc chọn Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất trong tương lai là một bước đi đầy tính chiến lược của các hãng xe nước này. Tuy nhiên, xe điện Trung Quốc vào Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, không dễ chinh phục người dùng Việt. VietNamNet ghi nhận theo ý kiến của PGS.TS Đàm Hoàng Phúc, Giám đốc Chương trình kỹ thuật ô tô, Trường Cơ khí, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Độ phủ của hệ thống trạm sạc và xưởng dịch vụ Hiện nay, duy nhất VinFast là thương hiệu xe điện Việt Nam đã đầu tư hệ thống mạng lưới trạm sạc trải dài khắp cả nước với khoảng 160.000 cổng sạc các loại (30kW, 60kW, 150kW và 250kW). Ngoài ra, VinFast cũng có mạng lưới xưởng dịch vụ, bán hàng dày đặc trên khắp lãnh thổ Việt Nam, điều mà một thương hiệu ô tô điện Trung Quốc khó có thể làm được. Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng - CEO VinFast đã chia sẻ: "Sau 10 năm nữa, chúng tôi mới chia sẻ trạm sạc VinFast cho các hãng dùng chung". VinFast hiện đang muốn độc quyền trạm sạc tại Việt Nam, một phần để phát triển doanh số và phổ biến các dòng xe điện của thương hiệu. Chia sẻ với PV VietNamNet, PGS. TS Đàm Hoàng Phúc cho rằng: "Trong tương lai, trạm sạc sẽ là một loại hình dịch vụ riêng, độc lập và không đi kèm với việc bán xe điện. Chính vì vậy, các hãng ô tô điện Trung Quốc cần phải có chiến lược kết hợp với các đối tác khác, thậm chí là có thể tự đầu tư trạm sạc". Việc không giải quyết được bài toán trạm sạc sẽ là bất lợi lớn với ô tô điện Trung Quốc. Hiện nay, câu hỏi "sạc như thế nào, sạc ở đâu" gần như là vấn đề sống còn của một thương hiệu xe điện ở Việt Nam. Có thể hiểu, các hãng xe trên sẽ sử dụng hệ thống sạc công cộng của bên thứ ba tại Việt Nam. Thị trường dịch vụ trạm sạc xe điện hiện đã có các thương hiệu như Eboost, Charge+, EV One, EverCharge, EVN, DatCharge, Rabbit EVC, Porsche, VuPhong Energy, … Tuy nhiên, số lượng trạm sạc này chỉ là con số vài trăm nên tính tiện ích sẽ kém xa VinFast. Để đạt được mật độ dày đặc như trạm sạc của VinFast, các công ty cung cấp dịch vụ sạc xe điện sẽ cần có thời gian dài, tính bằng năm và buộc phải có nguồn vốn lớn. Nói cách khác, không dễ để các hãng xe điện Trung Quốc vượt qua được VinFast trong vấn đề này. Đối tác đồng hành tin cậy và lâu dài Xu hướng phổ biến hiện nay của các thương hiệu xe điện Trung Quốc là hợp tác liên doanh với công ty tại Việt Nam để triển khai chiến lược toàn diện, từ sản xuất đến phân phối. Chẳng hạn, Liên doanh SGMW (General Motors - SAIC Motor - Wuling Motors) hợp tác với TMT Motor; Chery liên doanh với Tập đoàn Geleximco; BYD hợp tác với Tập đoàn Gelex. Cùng đó, các thương hiệu xe điện này còn hợp tác với các nhà phân phối lớn tại Việt Nam để xây dựng hệ thống đại lý. Hai thương hiệu Omoda và Jaecoo của Chery vừa công bố mở 20 đại lý năm 2024 và đặt mục tiêu tăng lên con số 30 đại lý vào năm 2025. BYD cho biết sẽ có 12 đại lý trong năm nay. Con số này là quá ít ỏi so với 91 đại lý của VinFast hay so với các hãng xe xăng với số đại lý lên tới hàng nghìn. Tuy nhiên, sự hợp tác không hẳn suôn sẻ. Ví dụ như tháng 5, New Energy Holdings (NEH), công ty con của Tasco Auto bất ngờ tuyên bố dừng hợp tác phân phối xe BYD. Trước đó, BYD thông báo tạm ngừng kế hoạch xây dựng nhà máy tại Phú Thọ. PGS. TS Đàm Hoàng Phúc đánh giá: "Ngoài trạm sạc, bất kỳ một thương hiệu ô tô điện nào muốn vào thị trường Việt và tồn tại thì cần phải có hệ thống xưởng dịch vụ và mạng lưới bán hàng phổ biến ở nhiều địa điểm trên toàn quốc. Thị trường xe điện đang trong giai đoạn thời kỳ đầu, các đối tác liên doanh phải có niềm tin và đồng hành chặt chẽ với nhau. Nếu chỉ có cái nhìn ngắn hạn, không đầu tư bài bản mà chỉ chú trọng doanh thu thì sẽ khó mang lại kết quả và rất dễ thất bại". Giá bán phải cạnh tranh Đối với người tiêu dùng Việt Nam từ trước đến nay, các loại xe đến từ Trung Quốc đều có giá rất rẻ. Tuy nhiên, giá xe điện Trung Quốc trên thực tế sẽ khó rẻ như kỳ vọng trong tương lai gần. Hiện, các mẫu xe điện Trung Quốc có kế hoạch mở bán ở Việt Nam đều theo diện nhập khẩu nguyên chiếc. Tuy nhiên, hàng rào thuế quan là một thách thức lớn khi thuế nhập khẩu ô tô Trung Quốc vào Việt Nam hiện ở mức từ 47-70%. Trong khi đó, thuế nhập khẩu ô tô từ thị trường ASEAN vào Việt Nam đều đã về 0% từ năm 2018. Do đó, để cạnh tranh được, các mẫu xe Trung Quốc sẽ phải đi qua nước thứ ba là Thái Lan, Indonesia. Đây cũng là lý do chính khiến trong tương lai, xu hướng đặt sản xuất tại Việt Nam sẽ là ưu tiên số 1 của các hãng xe Trung Quốc. Ngoài ra, do cơ cấu sản phẩm, hầu hết các mẫu xe Trung Quốc gần đây vào Việt Nam đều thuộc phân khúc trung bình hoặc cao cấp. Giá xe từ mức 700-900 triệu đồng, cá biệt các mẫu Lynk &Co ở mức giá tiền tỷ. Dường như các hãng xe Trung Quốc nói chung muốn thay đổi hình ảnh thương hiệu trong mắt người dùng Việt bằng việc mang đến các mẫu chất lượng cao, công nghệ hiện đại thay vì nhắm vào phân khúc bình dân giá rẻ như thời kỳ cách đây 20 năm. Do đó, giá xe sẽ cao hơn so với kỳ vọng của người dùng Việt. "Do định kiến thương hiệu, tâm lý người Việt Nam hiện đang ưa chuộng xe Mỹ, xe Nhật và chưa đánh giá cao xe Trung Quốc. Các thương hiệu ô tô điện Trung Quốc sẽ phải cải thiện hình ảnh bằng chất lượng sản phẩm và các chế độ hậu mãi thì mới có cửa tồn tại ở Việt Nam", PGS. TS Đàm Hoàng Phúc nhìn nhận. Cho đến nay, các mẫu xe xăng Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam vẫn chưa gặt hái được thành công. Trong khi đó, mẫu xe điện Trung Quốc đầu tiên sớm bán thương mại tại Việt Nam là Wuling cũng đang ở tình trạng doanh số kém. Cả năm 2023, mẫu xe này chỉ bán được gần 600 xe, đạt 12% mục tiêu ban đầu. Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn! |