Với tấm lòng,đibạolựchạnhphcquayvềtỷ số trận dortmund sự chân tình và chia sẻ, cùng khát vọng bình đẳng nhiều phụ nữ đã hóa giải được mâu thuẫn, mang hạnh phúc gia đình trở lại. Tuy nhiên, nhiều chị em hạnh phúc nào được trọn vẹn. Nhờ tham gia CLB phòng chống bạo lực gia đình, vợ chồng ông Điệp ngày càng quan tâm, chia sẻ công việc với nhau. Đa số nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình đều là phụ nữ. Do đó, bản thân người phụ nữ cần lên tiếng trước hành vi bạo lực, để tự bảo vệ chính mình. Yêu thương quay về Trong căn nhà đơn sơ, bà Võ Thị Ngọc Bích, ở ấp Mỹ Chánh, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, đang cùng chồng là ông Nguyễn Văn Điệp chuẩn bị bữa cơm chiều. Nhìn ông nhiệt tình phụ giúp bà, ít ai nghĩ rằng trước đây, ông từng sa vào rượu chè, bỏ bê công việc gia đình. Theo lời anh Nguyễn Văn Phượng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Phòng chống bạo lực gia đình ấp Mỹ Chánh, trước đây, ông Điệp hay nhậu nhẹt say xỉn, vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn, thậm chí bà Bích còn bị ông Điệp đánh. Dù bị đánh, nhưng vì danh dự gia đình, nên bà Bích đành im lặng, chẳng dám thổ lộ cùng ai. Do ở gần nhà, nên anh Phượng biết chuyện gia đình, bởi vậy anh thường tới lui thăm hỏi, tâm sự. Chính sự ân cần của anh, nên bà Bích đã mạnh dạn chia sẻ về chuyện gia đình mình. Biết được nguyên nhân bất hòa vợ chồng của bà Bích là do ông Điệp thường xuyên rượu chè, nên anh Phượng đã mời ông Điệp trò chuyện, rồi còn “đàm đạo”, phân tích để ông hiểu rõ hành động như vậy là sai trái. Mỗi khi tham gia các buổi sinh hoạt ở CLB phòng chống bạo lực gia đình ở địa phương, ông Điệp còn được chia sẻ kiến thức liên quan đến Luật Bình đẳng giới... Mỗi ngày tác động một ít, mỗi lúc nói một chuyện, chia sẻ đôi điều, nên “mưa dầm thấm đất”. Bây giờ, tâm tính ông Điệp có nhiều thay đổi, ông rất chí thú làm ăn, không còn nhậu nhẹt nhiều như xưa. “Tham gia sinh hoạt CLB giúp tôi có thêm nhiều kiến thức về xây dựng gia đình hạnh phúc, hiểu rõ quyền bình đẳng của nam nữ. Ngoài làm rẫy, tôi còn phụ giúp vợ trong công việc gia đình nữa. Bây giờ nghĩ lại, thấy câu “Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn” thật đúng”, ông Điệp bộc bạch. Nhớ lại chuyện xưa, bà Bích chia sẻ: “Trước đây, mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà đều do chồng tôi quyết định, bây giờ chuyện gì cũng bàn bạc với tôi. Nhờ các thành viên trong CLB khuyên nhủ, chồng tôi ngày càng chí thú làm ăn, biết chia sẻ công việc với vợ con. Bản thân tôi cũng mạnh dạn chia sẻ với mọi người về chuyện của gia đình mình, những chuyện này trước đây tôi chưa từng nghĩ sẽ nói với ai, mình chia sẻ không phải để nói xấu gia đình, mà là để động viên chị em”. Những CLB như ngôi nhà chung, đầy yêu thương của chị em vậy. Cũng nhờ tham gia CLB gia đình hạnh phúc, chị Trần Thị Oanh, ở khu vực 2, phường VII, thành phố Vị Thanh đã tự tin hơn. Trước đây, mọi sinh hoạt trong gia đình đều do một tay chị lo liệu, còn chồng không hề lo lắng bất cứ việc gì, thậm chí tiền lương từ công việc làm thuê, làm mướn của anh được bao nhiêu chị cũng chẳng biết. Chị Oanh nói: “Tham gia sinh hoạt CLB đã giúp tôi dạn dĩ hơn. Tôi đã không sợ sệt chia sẻ công việc với chồng. Mình nói cho thấm từ từ, nên cũng lựa lời, lựa lúc, nhờ tôi phân tích kỹ, mà chồng tôi đã hiểu, giờ đây, mọi công việc anh ấy đều phụ giúp tôi. Đi làm có tiền là đưa cho tôi, chứ không giữ chi xài một mình như lúc trước. Nói thật, nếu không tham gia sinh hoạt trong CLB, nhờ mấy chị em khuyên nhủ, chắc tôi cũng chẳng dám nói chuyện với chồng”. Bà Bích, chị Oanh chỉ là 2 trong số nhiều trường hợp bị bạo lực gia đình, nhưng đã “hóa giải” được mâu thuẫn, lên tiếng cho sự bình đẳng của mình. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn nhiều chị em phụ nữ vì danh dự gia đình nên vẫn còn che giấu chuyện mình bị bạo lực… Nhưng đâu phải chị em nào cũng trọn vẹn ! Như trường hợp của chị T.T.T.E., ở phường Thuận An, thị xã Long Mỹ. Chị từng nhiều lần bị chồng bạo hành, nhưng chẳng nói với ai, thậm chí là người thân. Khi có người đến chia sẻ, chị còn chẳng hài lòng. Hệ lụy nữa là ảnh hưởng đến tinh thần con cái, thậm chí cũng rơi vào bi kịch bạo lực. Theo báo cáo của ngành chức năng, trong 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh xảy ra 52 vụ bạo lực gia đình. Nhìn chung, con số này chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Phần chìm vẫn tồn tại và tiềm ẩn trong rất nhiều gia đình mà hiện các cơ quan pháp luật và chính quyền địa phương chưa thể xử lý. Để góp phần xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thời gian qua, các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh đã đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động nhằm đảm bảo bình đẳng cho cả hai giới, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em gái. Bà Thái Vinh Hoa, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền, đồng thời, duy trì hoạt động của 2 mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại trên cơ sở giới ở xã Hiệp Hưng và xã Long Thạnh. Nhờ những hoạt động thiết thực, nên nhận thức người dân về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình ngày càng được nâng lên”. Trong thực tế, không phải ai bị bạo lực gia đình cũng đề nghị sự giúp đỡ, can thiệp của chính quyền địa phương và ngành chức năng. Nguyên nhân là do mọi người sợ mang tiếng “vạch áo cho người xem lưng”, phần e ngại sự dèm pha của láng giềng xung quanh. Vì lẽ đó, nhiều phụ nữ đã chọn cách im lặng. Chỉ đến khi nào hậu quả sự việc nghiêm trọng thì mới được phát hiện. Ông Võ Phú Cường, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết: “Chúng tôi đã phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình cho mọi người. Để chung tay phòng chống bạo lực gia đình, bản thân người phụ nữ cần phải nâng cao hiểu biết và lên tiếng khi gia đình có những biểu hiện liên quan đến bạo lực và tìm những giải pháp hỗ trợ tích cực từ phía người thân hay chính quyền, đoàn thể. Có như vậy thì các vụ việc mới có thể được dập tắt từ khi mới manh nha”. Có nhiều cách để chị em giữ gìn hạnh phúc và lên tiếng bảo vệ mình cũng là cách để giữ gìn hạnh phúc. Bài, ảnh: BÍCH CHÂU |