发布时间:2025-01-11 15:04:30 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Chiến dịch tiêm chủng này vừa được Bộ Y tế phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức phát động vào sáng nay 10-7. Lễ phát động được kết nối trực tiếp tới tất cả 63 tỉnh,ếndịchtiecircmchủngvắtrực tiếp bóng đá socola thành phố trong cả nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo.
Quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử tiêm chủng nước ta
Từ trước đến nay ở nước ta đã tổ chức nhiều chiến dịch tiêm chủng, trong đó gần nhất là chiến dịch tiêm 23 triệu liều vắc xin sởi - rubela cho trẻ em vào các năm 2014 và 2015. Tuy nhiên, chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 lần này triển khai trên quy mô lớn hơn rất nhiều. Điều này được biểu hiện cụ thể không chỉ bởi con số 150 triệu liều vắc xin mà Việt Nam đã và đang đàm phán để đặt mua mà còn thể hiện ở sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, khẩn trương và thận trọng.
Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Trần Tuyết Minh dự tại điểm cầu Bình Phước
Theo Bộ Y tế, chiến dịch được triển khai ngay từ tháng 7 này với khoảng 8,7 triệu liều vắc xin Covid-19 được tiếp nhận. Hơn 18.000 điểm tiêm trên cả nước bao gồm tiêm chủng lưu động sẽ triển khai tiêm vắc xin Covid-19. Kinh phí triển khai từ nguồn ngân sách, Quỹ vắc xin Covid-19 và nguồn viện trợ. Ban chỉ đạo triển khai chiến dịch trực 24/24 và thiết lập các tiểu ban về giám sát chất lượng, phản ứng sau tiêm... đảm bảo tối đa về an toàn tiêm chủng.
Nguyên tắc mà Chính phủ, Bộ Y tế đưa ra trong chiến dịch lần này là “tiêm đến đâu, an toàn đến đó”. Trong lễ phát động, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Trong công tác tiêm chủng, chúng tôi luôn quán triệt đảm bảo an toàn tối đa cho người tiêm chủng, đảm bảo “tiêm đến đâu, an toàn đến đó”. Bên cạnh đó, công tác khám sàng lọc, theo dõi, giám sát chặt chẽ sức khỏe sau tiêm được triển khai trên toàn tuyến. Các chuyên gia đầu ngành về nhiều lĩnh vực của điều trị, dự phòng luôn sẵn sàng hỗ trợ tất cả các điểm tiêm để có thể xử lý mọi việc kịp thời.
Nhiều điểm mới
Với sự nỗ lực rất lớn của Bộ Y tế và các ngành, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng nước ta đã được khởi động. Theo Bộ Y tế, chiến dịch tiêm chủng lần này không chỉ lớn về quy mô mà sự chuẩn bị cũng có rất nhiều điểm mới. Đầu tiên là vấn đề vận chuyển, phân phối, bảo quản vắc xin. Một hệ thống bảo quản hoàn toàn mới dựa vào lực lượng quân đội, khi vắc xin sẽ được bảo quản tại kho của các quân khu mà hai Bộ Quốc phòng và Y tế đã phối hợp thiết lập. Vắc xin từ các kho này sẽ chuyển tới điểm tiêm nhanh nhất, đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Bình Phước tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 đợt 1 cho các đối tượng theo Nghị quyết 21/NĐ-CP của Chính phủ
Điểm mới tiếp theo là bên cạnh việc tập trung lực lượng lớn tại điểm tiêm còn có các điểm tiêm di động, dựa trên phương châm chống dịch “đi từng ngõ, gõ từng nhà”. Mạng lưới hệ thống y tế cơ sở của dân sự và y tế quân đội, công an được huy động để đẩy nhanh tiến độ bao phủ vắc xin trong nhân dân. Tiếp đến là công tác khám sàng lọc, theo dõi, giám sát chặt chẽ sức khỏe sau tiêm được triển khai trên toàn tuyến.
Nền tảng số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tiêm chủng được áp dụng triệt để. “Sổ sức khỏe điện tử” lần đầu được áp dụng. Từ đó hình thành nên mã số cho mỗi người dân đã tiêm để cấp QR code.
Chiến dịch lần này cũng thiết lập hệ thống giám sát chất lượng vắc xin. Các tiểu ban giám sát chất lượng tiêm chủng hoạt động mang tính chất độc lập để giám sát mọi hoạt động của quy trình tiêm chủng, từ vận chuyển, bảo quản, phân bổ và tiêm chủng.
Một chiến dịch với nhiều mục tiêu lớn
Mục tiêu lớn nhất của chiến dịch là tổ chức tiêm chủng cho người dân trong độ tuổi tiêm chủng nhiều nhất, nhanh nhất để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân. Trong phát biểu của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại lễ phát động đã nhấn mạnh: Mục tiêu của chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 hôm nay trước hết là đạt được tỷ lệ bao phủ vắc xin 70% cho người dân, lớn hơn nữa là đưa đất nước trở lại hoạt động bình thường.
Việc sử dụng vắc xin Covid-19 cho các đối tượng nguy cơ và cộng đồng được nhấn mạnh là biện pháp phòng, chống dịch chủ động. Bộ Y tế đặt mục tiêu tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm phòng vắc xin Covid-19 trong năm 2021. Theo lãnh đạo Bộ Y tế, Việt Nam phấn đấu đến đầu năm 2022 có thể đạt miễn dịch cộng đồng, đồng nghĩa với việc khoảng 70% dân phải được tiêm vắc xin Covid-19.
Chiến dịch sẽ được triển khai trên quy mô toàn quốc, trong thời gian từ tháng 7-2021 đến tháng 4-2022. Trước mắt sẽ ưu tiên cho 4 nhóm tỉnh, thành phố gồm: tỉnh/thành phố đang có dịch, trong đó sẽ ưu tiên tiêm trước cho đối tượng ở vùng đang có dịch; các tỉnh/thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm hoặc có thực hiện thí điểm các đề án phát triển kinh tế của Chính phủ; các tỉnh/thành có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đông công nhân và dân cư; các tỉnh/thành có biên giới, giao lưu đi lại lớn, có cửa khẩu quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn nhân dân cả nước đồng tình, phối hợp, ủng hộ để chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 thành công. Thủ tướng cũng yêu cầu “không được bỏ phí bất cứ một liều vắc xin nào, không được lãng phí một bất cứ một đồng bạc nào”.
Một điều rất quan trọng mà nhân dân cần biết, đó là tiêm chủng trong chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 là miễn phí.
相关文章
随便看看