游客发表
Cùng với các cấp, các ngành chức năng tỉnh Cà Mau, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Cà Mau nỗ lực tuyên truyền Nhân dân bảo vệ môi trường. Thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền ngư dân không xả chất thải xuống sông, xuống biển; không đánh bắt thuỷ sản bằng các thiết bị huỷ diệt như kích điện, hoạt động sai vùng tuyến quy định.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sông Đốc phối hợp địa phương thu gom rác thải ở cửa biển và khu dân cư ven biển. |
Trung tá Nguyễn Chí Nguyện, Phó chủ nhiệm Chính trị BĐBP tỉnh Cà Mau, cho biết, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh thường xuyên chỉ đạo các đơn vị cơ sở tích cực tuyên truyền về hậu quả của biến đổi khí hậu với đời sống con người, ý thức trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường biển cũng như môi trường sống, từ đó xác định ý thức, trách nhiệm và quyết tâm tham gia hiệu quả các hoạt động làm sạch biển, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản.
Tại cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời hiện có trên 2.000 phương tiện lớn nhỏ trong và ngoài tỉnh đang hoạt động các nghề đánh bắt khai thác thuỷ sản trên các vùng biển. Tuy nhiên, số phương tiện đủ điều kiện hoạt động đảm bảo thủ tục, trang bị và không gây ô nhiễm môi trường sinh thái biển chỉ chiếm tỷ lệ ít. Trong đó, số phương tiện đánh bắt bằng các nghề giã cào, nghề chong đèn câu mực và đẩy te đang trực tiếp huỷ hoại môi trường biển chiếm đa số. Bằng trách nhiệm của mình, mỗi đợt hết con nước đánh bắt thuỷ sản ngoài biển của ngư dân trở về, cán bộ, chiến sĩ Trạm Kiểm soát biên phòng Sông Đốc đều tranh thủ thời gian vừa làm thủ tục, vừa tuyên truyền, nhắc nhở chủ tàu chấp hành nơi neo đậu, khi bốc dỡ bán hàng phải thu gom rác thải, như bọc ni-lông không được ném xuống sông.
Đại uý Đỗ Văn Lanh, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng Sông Đốc, cho biết, vào thời gian cao điểm, khoảng từ ngày 8-11 âm lịch, ở cửa biển này mỗi ngày có hàng trăm lượt phương tiện đánh bắt thuỷ sản trên biển trở vào bờ, vừa để bán sản phẩm, vừa bảo trì, bảo dưỡng máy móc, ngư cụ, vệ sinh phương tiện cho chuyến biển tiếp theo. Các hoạt động đó phần nào trực tiếp gây ô nhiễm môi trường trên sông, trên biển. Theo đó, khi các phương tiện bốc dỡ hàng từ khoang hầm lên để phân loại thuỷ sản thì nước rửa cuốn theo các chất bẩn, như rác, cá tôm vụn nát đều trôi theo xuống sông. Bên cạnh đó, một số chủ vựa thu mua thuỷ sản chưa có trách nhiệm bảo vệ môi trường xung quanh, nhiều loại chất thải đều xả trực tiếp xuống sông.
Các nghề đánh bắt trên biển thường gây ô nhiễm môi trường, nhiều nhất là giã cào, vì giã cào phải sử dụng miệng lưới cào lớn, gắn viền chì nặng, mỗi miệng cào rộng 40-50 m, khi tàu chạy thì kéo miệng cào đi ăn sâu xuống lớp mặt bùn dưới đáy biển. Với hình thức này, tất cả các loại rong, tảo, bùn đất trên mặt đáy biển đều cuộn lên chạy vào túi giã cào. Khi kéo đụt cào lên boong tàu nặng vài tấn thập cẩm các loại thuỷ sản và rong rác. Sau khi lựa lấy tôm, cá thì chủ tàu lại gạt đống hỗn tạp kia xuống biển, tạo nên những vùng nước đục ngầu, ô nhiễm.
Cùng với nghề giã cào, những năm gần đây trên vùng Tây Nam còn xuất hiện thêm nghề cào banh lông (hải sâm dừa). Loại hình cào hải sâm không làm chết ngay các nguồn lợi, nhưng với cái lồng sắt hình chữ nhật, miệng rộng từ 2,5-3,5 m, có lưỡi nhọn, mỏng cày sâu xuống đáy bùn từ 30-40 cm để móc hải sâm nổi lên lăn vào lồng. Tàu kéo chạy đến đâu thì cả một vùng biển đó sôi sục vì lớp bùn trên mặt đáy bị xới tơi tả trôi lên mặt nước. Theo các nhà hải dương học, lớp bùn trên mặt biển như lớp thảm cho các loại thuỷ sản trú ngụ và sinh sản, khi bị xới cuộn lên sẽ gây ô nhiễm môi trường nước và các loại thuỷ sản không còn chỗ dựa, hoặc chết do nguồn nước ô nhiễm.
Trước thực trạng đó, BĐBP Cà Mau đã tăng cường tuần tra, kiểm soát và tuyên truyền, vận động ngư dân không đánh bắt, khai thác hải sâm. Đồng thời, qua công tác tuần tra, chỉ tính từ tháng 12/2018 đến hết tháng 8/2020, các đồn biên phòng trong tỉnh Cà Mau đã phát hiện, tịch thu và xử lý theo quy định của pháp luật 11 bộ khung cào hải sâm dừa, phối hợp tiêu huỷ gần 1.000 kg hải sâm theo quy định.
Anh Trần Văn Xuân, thuyền trưởng tàu thu mua CM 9432 TS, ngụ thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, cho biết, do điều kiện chung của cửa biển Sông Đốc chưa có nơi thu gom và xử lý rác thải công nghiệp, hoặc có nhưng chỉ xử lý theo dạng thủ công và lượng thu gom của địa phương chỉ là số ít, vì vậy, rác sinh hoạt của người dân trong vùng chủ yếu thải xuống sông hoặc khu vực gần nhà ở. Với các vựa thu mua thì chất thải chủ yếu là nước sau khi rửa cá, mực và bảo dưỡng vệ sinh tàu. Những chất thải này cũng gây ô nhiễm môi trường, nhưng xử lý thế nào cho triệt để thì đang gặp rất nhiều khó khăn. Để hạn chế đến mức thấp nhất thải chất bẩn xuống sông, phải tổ chức cho người thu gom đưa lên bờ để tiêu huỷ tập trung. Những bọc ni-lông đựng hải sản sau khi thải ra được thu gom và bán lại với giá 3.000 đồng/kg. Khi bảo dưỡng máy móc thì đưa vào ụ tàu, sử dụng thùng phuy chứa đựng dầu nhớt cũ. Khi hoạt động đánh bắt trên biển phải chấp hành nghiêm vùng, tuyến đã đăng ký, đặc biệt, không hoạt động sai nghề để bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản./.
Lê Khoa
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接