发布时间:2025-01-10 01:11:25 来源:88Point 作者:Cúp C1
Hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổng cục Hải quan tổ chức ngày 4/12,ảiquansẽcungcấpcôngcụđểDNtracứumứcđộvàlýdophânloạlịch thi đấu cúp liên đoàn tại Hà Nội.
Sẽ có 4 loại doanh nghiệp
Phát biểu tại hội thảo, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, quản lý hải quan đang đối mặt với các thách thức lớn.
Thách thức đầu tiên là gia tăng khối lượng công việc khi hàng hoá xuất nhập khẩu tăng nhanh chóng cả về khối lượng và tính đa dạng của các loại mặt hàng. Vì vậy, cần áp dụng phương pháp quản lý rủi ro dựa trên đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Đây được xem là khâu trọng yếu, vừa đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước vừa nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho các nhà xuất nhập khẩu và qua đó nền kinh tế sẽ thu được lợi ích lớn.
“Chính vì vậy, chúng tôi đánh giá cao Tổng cục Hải quan đã nghiên cứu, đề xuất xây dựng Thông tư quy định tiêu chí đánh giá tuân thủ và tổ chức đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa. Đây chính là một khung khổ pháp lý cần thiết để hướng tới các mục tiêu quan trọng nêu trên. Thông tư này sẽ là một bằng chứng rõ nét, một ví dụ cụ thể nhất về những nỗ lực đổi mới phương thức quản lý nhà nước, là biểu tượng cải cách thủ tục hành chính của ngành Hải quan”, ông Phòng đánh giá.
Theo ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan trong nhiều năm qua đã có nhiều cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm, áp dụng thủ tục hải quan điện tử, tự động hóa trong quá trình thông quan, giám sát hải quan tự động, cảng biển, hàng không, thực hiện chương trình quản lý ứng dụng công nghệ thông tin, thanh toán điện tử qua ngân hàng,… Tuy nhiên, để những hoạt động này có hiệu quả, ngành Hải quan đang xem xét để rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo những quy định của ngành Hải quan được minh bạch.
Hiện nay, ngành Hải quan đang áp dụng biện pháp quản lý rủi ro, đây là biện pháp được hầu hết Hải quan các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Đây cũng là phương pháp quản lý nhằm tối ưu hóa nguồn nhân lực, đồng thời quản lý hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát của ngành Hải quan. Theo đó, phương pháp quản lý rủi ro dựa trên cơ sở đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp để quản lý, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Tiền kiểm chỉ kiểm tra ở một mức độ nhất định tối thiểu còn lại là kiểm tra sau thông quan.
Về cơ bản hiện nay Hải quan Việt Nam áp dụng 3 luồng chính để kiểm tra là: Xanh, Vàng, Đỏ. Mỗi luồng hàng được phân loại nói lên mức độ đánh giá của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa trong quá trình quản lý rủi ro.
Cụ thể, luồng Xanh là luồng được miễn kiểm tra kể cả hồ sơ và hàng hóa (chiếm 60%), luồng Vàng chỉ kiểm tra hồ sơ (chiếm 35%) và luồng Đỏ hiện nay là 5%. Hiện nay tỷ lệ này phù hợp với thông lệ quốc tế, Hải quan các nước cũng đang áp dụng.
“Lần này ngành Hải quan dự kiến sẽ phân loại doanh nghiệp thành 4 loại thay vì 3 loại như hiện nay. Đó là tuân thủ cao, tuân thủ trung bình, tuân thủ thấp và không tuân thủ. Trên cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, cơ quan Hải quan sẽ thực hiện việc áp dụng các chính sách ưu đãi, biện pháp quản lý để đạt được 2 mục tiêu là tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp và kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại”, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường cho biết thêm.
Cụ thể hóa tiêu chí đánh giá doanh nghiệp
Theo ý kiến đánh giá của nhiều doanh nghiệp, Bộ tiêu chí trong Dự thảo lần 3 Thông tư quy định tiêu chí đánh giá tuân thủ và tổ chức đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong hoạt động xuất, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, dự kiến sẽ tác động lớn đến các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa.
Cho ý kiến góp ý về bản dự thảo trên, ông Vũ Chu Hiền, Trọng tài viên, Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, trong 5 phụ lục đi kèm, dự thảo đã quy định khá chi tiết các chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ, danh mục hành vi, danh mục thông tin phục vụ đánh giá tuân thủ, cũng như các chỉ tiêu thông tin hồ sơ doanh nghiệp và các mẫu bảng biểu.
Tuy nhiên, tại Điều 2 của dự thảo, việc đánh giá xếp hạng theo các tiêu chí này do cơ quan Hải quan chủ trì thực hiện với sự tham gia của các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ Tài chính và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. “Cần nêu rõ cụ thể tên các cơ quan tránh việc phải lấy nhận xét của quá nhiều cơ quan có thẩm quyền, nhưng lại không phải là cơ quan chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể nhất định để đưa ra nhận xét đánh giá”, ông Hiền đề xuất.
Đứng ở góc độ là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thuế, bà Đặng Thị Bình An, Giám đốc Công ty Tư vấn thuế C&A đánh giá cao bản dự thảo lần này. Dự thảo đã thể hiện được mong muốn của các doanh nghiệp khi biết được thông tin cơ quan Hải quan đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về hải quan. Các căn cứ tiêu thức phân loại đánh giá cũng nhằm giúp doanh nghiệp phấn đấu thực hiện tốt hơn pháp luật về hải quan.
Góp ý về dự thảo, bà An cho rằng, cơ quan Hải quan cần tổ chức phân loại thử tiêu chí được đưa ra để xác định cách phân loại hợp lý, phù hợp với năng lực quản lý của cơ quan Hải quan, tránh trường hợp khi phân loại thực tế các doanh nghiệp có quá nhiều doanh nghiệp phân vào loại 3 và 4, năng lực quản lý của cơ quan Hải quan không đáp ứng được.
Đại diện Công ty Tư vấn thuế C&A cũng cho rằng, cần lựa chọn tiêu chí để đánh giá thực chất hoạt động của doanh nghiệp. Việc có quá nhiều tiêu chí khiến doanh nghiệp rất khó nhận biết mình đã vi phạm tiêu chí nào trong khi đó quy định thời gian khắc phục là quá lâu (365 ngày). Nên xây dựng tiêu chí đơn giản, dễ nhớ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Kết luận hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường cho biết, việc thu thập thông tin là quan trọng nhất trong việc đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Việc xây dựng tiêu chí đánh giá được một số doanh nghiệp góp ý là nên xây dựng theo hướng ít tiêu chí, đơn giản, dễ hiểu nhưng theo ông Hoàng Việt Cường, nếu xây dựng ít tiêu chí quá thì không thể đánh giá chính xác được vì vậy cần phải nghiên cứu cân nhắc nhưng cố gắng cụ thể hóa để đảm bảo một lượng tiêu chí nhất định để thực hiện phân loại theo từng mức độ.
相关文章
随便看看