TPHCM: Thu hút gần 8,útFDIPhảilấychấtlượnglàmtrọapp cược bóng đá uy tín3 tỷ USD vốn FDI | |
Thu hút FDI năm 2019 đạt 38 tỷ USD, cẩn trọng với xu hướng góp vốn, mua cổ phần | |
Thu hút FDI đã thực chất hơn |
Ông đánh giá như thế nào về tình hình thu hút FDI tại Việt Nam thời gian qua?
- Thu hút FDI là một mảng sáng của bức tranh kinh tế năm 2019. Phân bố vốn FDI vào các ngành, lĩnh vực kinh tế tiếp tục giữ tỷ trọng như những năm trước, trong đó có một số chuyển dịch tích cực đối với kinh doanh bất động sản, do thị trường mở rộng, doanh nghiệp trong nước có tiềm lực mạnh hơn, nên một số nhà đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết chuyển giao công nghệ mới, phương thức kinh doanh mới cho doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, hoạt động M&A cũng trở nên sôi nổi trong những năm gần đây, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đăng ký. Đó là tín hiệu đáng mừng do hai nguyên nhân chính: Quy mô doanh nghiệp trong nước đã lớn mạnh tạo ra nguồn cung dồi dào cho M&A và chính sách mở cửa với thị trường chứng khoán theo chủ trương nới room cho nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy vậy, chất lượng và hiệu quả của FDI năm 2019 chưa đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong quá trình chuyển sang định hướng đổi mới, sáng tạo, khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng nền kinh tế số, tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Quy mô trung bình mỗi dự án FDI quá nhỏ, thiếu vắng dự án quy mô lớn, trung bình mỗi dự án chỉ có khoảng 4,3 triệu USD vốn đăng ký. Một số địa phương còn thu hút cả những dự án 1-2 triệu USD, thậm chí dưới 1 triệu USD.
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng giám đốc PwC Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của FDI Kết quả khảo sát lần thứ 23 của gần 1.600 CEO từ 83 quốc gia trên thế giới công bố tại Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Thụy Sĩ cho thấy sự lạc quan chung giữa các CEO Việt Nam và trong khối APEC về triển vọng phát triển trong năm tới, khi khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là điểm đến và là nguồn đầu tư nước ngoài hấp dẫn, thêm vào đó là tăng trưởng vững vàng của thị trường nội địa các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, trong bối cảnh những bất ổn của kinh tế toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp cần có sự linh hoạt và thức thời về các nhân tố ảnh hưởng để sẵn sàng đối phó và thích ứng với những thách thức trong tương lai. |
Ông dự báo như thế nào về thu hút FDI của Việt Nam?
- Việt Nam đã và đang được cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế đánh giá cao môi trường kinh doanh và đầu tư, một số FTA thế hệ mới được phê chuẩn và bắt đầu có hiệu lực nên triển vọng thu hút FDI năm 2020 rất sáng sủa. Đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và châu Á vẫn gia tăng, đồng thời đầu tư từ Mỹ, Đức, Pháp, Anh và một số nước châu Âu khác vào công nghệ hiện đại, công nghệ tương lai, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và phát triển với nhiều dự án lớn cũng sẽ tăng lên.
Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ngoài đầu tư tại Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển ở những ngành thâm dụng lao động, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, dịch vụ tư vấn, nhưng sẽ có nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đầu tư những dự án quy mô hàng tỷ USD trong công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tương lai, xây dựng thành phố thông minh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Dự án FDI vào các địa phương được thu hút phù hợp với trình độ phát triển của từng tỉnh, thành phố với chính sách ưu đãi phù hợp với danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư.
Đặc biệt, hiện đang có nhiều nhà đầu tư Mỹ, châu Âu và châu Á chuyển dự án, cơ sở sản xuất từ Trung Quốc về nước hoặc sang nước thứ ba. Việt Nam nằm trong sự lựa chọn hàng đầu nên đã có một số nhà máy chuyển từ Trung Quốc sang nước ta. Vì thế, Việt Nam cần nghiên cứu để nhận biết thách thức và cơ hội mới, có đối sách thích hợp với các doanh nghiệp Trung Quốc theo hướng lựa chọn, sàng lọc, bảo đảm lợi ích quốc gia trong việc hợp tác về thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Với sự phát triển như dự báo nêu trên, chúng ta phải có những thay đổi gì để thu hút FDI theo hướng chất lượng như Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu, thưa ông?
- Mục tiêu chất lượng đòi hỏi phải thay đổi tư duy và hành động trong việc lựa chọn đối tác và dự án FDI, phải lựa chọn để có sự liên quan đến chuyển giao công nghệ, quản trị doanh nghiệp, đào tạo nhân lực chất lượng cao, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là những nhược điểm của 30 năm thu hút FDI của nước ta đã được bàn thảo nhiều, nhưng chậm được khắc phục. Vì thế, định hướng mới về FDI trung hạn và dài hạn phải lấy chất lượng làm trọng, không khoan nhượng với dự án của bất kỳ ngành nghề, đối tác, địa phương nào, phải đặt trong bối cảnh nước ta đang theo đuổi chiến lược tăng trưởng với tốc độ cao để hướng đến nền kinh tế xanh, bền vững.
Hơn nữa, ngoài những việc đang thực hiện như hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, thì cần tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, chủ động trong việc lựa chọn dự án và nhà đầu tư. Do đó, cần có cách tiếp cận mới trong việc cải cách nền hành chính quốc gia theo hướng xây dựng Chính phủ điện tử để đạt được mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị.
Đặc biệt, chúng ta cần nghiêm khắc hơn trong việc lựa chọn nhà đầu tư. Trong kế hoạch phát triển kinh tế từng ngành, từng địa phương, các cơ quan chức năng phải lên cụ thể phương án về mục tiêu, vốn đầu tư, phương thức đầu tư, các điều kiện bảo đảm đã và sẽ có về giao thông, viễn thông, năng lượng, cấp thoát nước, nhân lực tại chỗ và có thể đào tạo, các ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, xuất khẩu và tiêu thụ trên thị trường nội địa; các tổ chức dịch vụ tư vấn về pháp lý, lập dự án, xử lý quan hệ với cơ quan nhà nước, các địa chỉ cần liên hệ để có thêm thông tin về dự án. Làm được như vậy thì FDI mới trở thành bộ phận cấu thành nền kinh tế quốc dân, khắc phục hiện tượng phổ biến là lãnh đạo các địa phương thụ động và dễ dàng chấp thuận những dự án đầu tư giá trị cao, mà không quan tâm đến chất lượng và hiệu quả.
Xin cảm ơn ông!
Tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế Qua đợt dịch Covid-19, nền kinh tế bộc lộ rõ hơn những điểm mạnh và điểm yếu, đặc biệt là về cơ cấu kinh tế và khả năng chống chịu trước tác động lớn từ bên ngoài. Do vậy, cần phải đẩy nhanh các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế cả trước mắt và lâu dài. Các bộ, ngành và địa phương cần triển khai nhanh, quyết liệt các giải pháp cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tập trung trước hết vào tạo điều kiện thuận lợi hơn, hỗ trợ và khuyến khích mạnh mẽ hơn đối với phát triển kinh tế tư nhân. Khẩn trương đánh giá việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế thời gian qua, từ đó đề ra giải pháp cụ thể, thiết thực để đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và trong từng ngành, lĩnh vực theo hướng ít phụ thuộc hơn, tăng cường khả năng chống chọi và thích ứng với các biến động tốt hơn; khơi dậy nội lực trong nước, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức chống chịu với các biến động bên ngoài. (Trích Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 12/2) |