Trong 7 tháng năm 2018,ếthángđầunămquanhữngconsốấntượkéo nha cái kim ngạch hàng hóa XK ước tính đạt 133,69 tỷ USD. Ảnh: Thái Bình. 1. Xuất nhập khẩu: Xuất siêu 3,06 tỷ USD
Trong 7 tháng năm 2018, kim ngạch hàng hóa XK ước tính đạt 133,69 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2017. Kim ngạch XK một số mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 26,1 tỷ USD, hàng dệt may đạt 16,5 tỷ USD, điện tử, máy tính và linh kiện đạt 15,7 tỷ USD.
Kim ngạch hàng hoá NK ước tính đạt 130,63 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 54,16 tỷ USD, tăng 12,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 76,47 tỷ USD, tăng 8,5%.
2. Sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 10,9% Trong 7 tháng năm 2018, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 7,1% của cùng kỳ năm 2017. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo duy trì tốc độ tăng trưởng cao 13,1%.
3. Gần 76 nghìn DN thành lập mới Cả nước có 75.793 DN đăng ký thành lập mới trong 7 tháng với tổng vốn đăng ký là 771,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9% về số DN và tăng 11,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
Bên cạnh đó, còn có 18.696 DN quay trở lại hoạt động, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số DN đăng ký thành lập mới và DN quay trở lại hoạt động trong 7 tháng năm nay lên gần 94,5 nghìn doanh nghiệp.
4. Giải ngân 153,7 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước trong 7 tháng năm 2018 đạt 153,7 nghìn tỷ đồng, bằng 44,5% kế hoạch năm và tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.
5. Thu hút hơn 23 tỷ USD vốn FDI
Đến thời điểm 20/7/2018 Việt Nam thu hút 1.656 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 13.205,4 triệu USD. Bên cạnh đó, có 627 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư thêm 4.947,2 triệu USD. Trong 7 tháng năm 2018 còn có 3.311 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 4,79 tỷ USD. Theo đó, có hơn 23 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm. Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu vốn FDI vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 279,6 triệu USD, trong đó lĩnh vực tài chính, ngân hàng đạt 105,8 triệu USD, chiếm 37,8% tổng vốn đầu tư.
6. Thu ngân sách đạt 681,6 nghìn tỷ đồng
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/7/2018 ước tính đạt 681,6 nghìn tỷ đồng, bằng 51,7% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 540,1 nghìn tỷ đồng, bằng 49,1%; thu từ dầu thô đạt 31,7 nghìn tỷ đồng, bằng 88,2%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 107,8 nghìn tỷ đồng, bằng 60,2%. 7. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Tính chung 7 tháng năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2.493,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước, 8. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,45%
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng năm 2018 tăng 3,45% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. CPI tháng 7/2018 tăng 2,13% so với tháng 12/2017 và tăng 4,46% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng năm nay tăng 1,36% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.
9. Khách quốc tế đến Việt Nam:
Tính chung 7 tháng năm nay, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 9.080,3 nghìn lượt người, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 7.357,9 nghìn lượt người, tăng 20,2%. |